Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,082,905

 NGHIÊN CỨU HUẤN LUYỆN CÂY BA KÍCH TÍM (MORINDA OFICINALIS HOW) NUÔI CẤY MÔ TRONG ĐIỀU KIỆN VƯỜN ƯƠM ĐỂ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Khánh, Kiều Thị Kính, Vũ Thị Phương Anh
Nơi đăng: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Số: kì 2 tháng 5;Từ->đến trang: 55-60;Năm: 2020
Lĩnh vực: Nông lâm ngư; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Ba kích tím là cây dược liệu quý nên nhu cầu sử dụng cây ba kích tím hiện nay ngày càng tăng. Chính vì vậy, nhân giống cây Ba kích tím bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ cho ra số lượng lớn trong thời gian ngắn đủ cung cấp cho thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được năng suất trồng ba kích nuôi cấy mô ở ngoài tự nhiên cao việc đầu tiên phải huấn luyện các cây con nuôi cấy mô thích nghi được với điều kiện tự nhiên tại vườn ươm trước khi trồng ngoài tự nhiên. Kết quả thử nghiệm cây ba kích nuôi cấy mô tại vườn ươm giống cho thấy, khả năng sinh trưởng tốt nhất khi được trồng trên cơ chất gồm: Đất: xơ dừa : trấu hun (4:3:3); bổ sung phân NPK với hàm lượng 2g/L/m2, độ che sáng là 50%, và tưới nước 1 lần/1 ngày (3 L/1 m2). Sau thời gian 2 tháng ươm trồng, cây giống ba kích đạt tiêu chuẩn khoảng 10-12 cm, có 12-14 lá sẽ được xuất vườn trồng ngoài tự nhiên
ABSTRACT
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn