Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,831,936

 KHUNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN ĐẾN HIỆU SUẤT ĐỔI MỚI GIA TĂNG VÀ ĐỔI MỚI TRIỆT ĐỂ: VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH CẠNH TRANH
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Cang, Nguyễn Trường Sơn, Đặng Văn Mỹ, Châu Ngọc Tuấn
Nơi đăng: uhd-ctu annual economics and business conference proceedings-2017. Cần thơ; Số: ISSN: 2472-9329 (Print) 2472-9310 (Online);Từ->đến trang: 84-99;Năm: 2017
Lĩnh vực: Kinh tế; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Quốc tế
TÓM TẮT
Bài viết này nhằm tìm kiếm một lời giải thích tốt hơn về tác động của quản lý chất lượng toàn diện (TQM) đến hiệu suất đổi mới trong bối cảnh suy giảm của các công ty nổi tiếng của Nhật Bản với quản lý chất lượng tuyệt vời. Nó cũng nhằm mục đích tìm ra một câu trả lời thỏa đáng cho rằng TQM nên được theo đuổi như một chỉnh thể hay như một TQM bộ phận để có hiệu suất đổi mới tốt hơn. Dựa trên phương pháp lặp, bài báo đánh giá, phân tích, tổng hợp, tinh chỉnh các tài liệu hiện có và đề xuất một khung nghiên cứu cho phép vượt qua giới hạn gặp phải trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây nhằm trả lời thỏa đáng các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Hai biến tiềm ẩn bậc hai về hiệu suất đổi mới, cụ thể là hiệu suất đổi mới gia tăng và hiệu suất đổi mới căn bản, cho phép đo lường rõ ràng hơn hai hiệu suất đổi mới này. Bốn TQM bộ phận đã được sử dụng trong mô hình cạnh tranh để so sánh với mô hình nghiên cứu được đề xuất để tìm kiếm mô hình phù hợp nhất. Nghiên cứu này có những đóng góp về mặt lý thuyết bằng cách đưa hai thang đo bậc hai về hiệu suất đổi mới vào sử dụng và sử dụng mô hình cạnh tranh so với mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên phương pháp thăm dò. Nó cũng có những đóng góp thiết thực bằng cách giúp giải thích rõ ràng vai trò của TQM đối với hiệu suất đổi mới trong bối cảnh hiện tại.
ABSTRACT
This paper aims to search for a better explanation of the impact of total quality management (TQM) on innovation performance in the context of the decline of famous Japanese firms with excellent quality management. It also aims to find a satisfactory answer for that TQM should be pursued as a whole or as a TQM subgroup to have better innovation performance. Based on an iterative methodology, the paper reviews, analyzes, synthesizes, and refines the current state of the literature and proposes a research framework which allows to overcome limitation encountered in previous empirical researches and answer satisfactorily the research questions posed. Two second-order innovation performance constructs, namely the incremental innovation performance and the radical innovation performance, enable to measure more clearly these two innovation performances. Four TQM subgroups were used in the competing model for comparing to the proposed research model to search for the best fit model. This study has theoretical contributions by putting two second-order measurement scales of innovation into use and using the competing model comparing to the proposed research model based on the exploratory approach. It also has practical contributions by helping to explain clearly the role of TQM on innovation performance in the current context.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn