Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,723,938

 Nghiên cứu về năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
Chủ nhiệm:  Lê Thị Thu Hằng; Thành viên:  Nguyễn Thị Phương Thảo, cán bộ Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, thư kí.
Số: T2014-04-40 ; Năm hoàn thành: 2014; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Xã hội nhân văn

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định pháp luật dân sự xuất hiện rất sớm trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Trải qua các thời kì phát triển của lịch sử, các nước đã dần hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại. Xu hướng chung hiện nay, các nước không coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm hình sự và gắn với hình phạt nữa. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định là nghĩa vụ dân sự mà người gây thiệt hại phải thực hiện đối với người bị thiệt hại, để khôi phục quyền lợi của người bị thiệt hại.

Ngày 28.10.1995, Quốc Hội đã thông qua BLDS 1995 để điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự.  Như vậy, chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã chính thức được điều chỉnh bởi văn bản luật. Để hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự, ngày 14.06.2005, Quốc hội đã thông qua BLDS 2005 để thay thế BLDS 1995. Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân được quy định tại Điều 604 đến Điều 630 của BLDS 2005. Đến nay, BLDS 2005 là văn bản có giá trị pháp lí cao nhất điều chỉnh về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hơp nói riêng. Những quy định về BTTH ngoài hợp đồng của cá nhân của BLDS 2005 và các văn bản có liên quan đã tạo ra cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Tòa án các cấp.

Tuy nhiên, các quan hệ dân sự rất đa dạng, luôn phát triển không ngừng và thay đổi hết sức phức tạp nên có nhiều trường hợp pháp luật không thể điều chỉnh phù hợp và bao quát hết tất cả các vấn đề của đời sống thực tế. Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005 cũng đã bộc lộ những nhược điểm nhất định. Các quy định về đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay chưa có sự gắn kết cũng như tính thống nhất với các quy định khác của BLDS nên đã gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn. Đặc biệt là những quy định pháp lý về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong BLDS 2005 chưa thật chặt chẽ và không mang tính khái quát cao. Văn bản dưới luật hướng dẫn về năng lực bồi thường thiệt hại cũng chưa rõ ràng, không tạo ra sự thống nhất về tư cách tố tụng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật bồi thường thiệt hại. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho Tòa án các cấp. Nhiều vụ việc kéo dài, không dứt điểm, việc  xét xử  của tòa án các cấp không thống nhất gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Quyền lợi của người bị thiệt hại không được bảo vệ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân người bị thiệt hại và đến cả gia đình của họ.

Vì vậy, việc xác định rõ và hợp lý năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là một dung mang tính cấp thiết, đảm bảo cho việc giải quyết của Tòa án các cấp được thống nhất, nhanh chóng và hơn hết là bảo vệ quyền lợi của các chủ thể có liên quan. 

Địa chỉ ứng dụng:  các nhà làm luật,  người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của các cá nhân khác gây ra.

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn