Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,825,479

 MÔ HÌNH HÓA MÔ PHỎNG DI TẢN THÀNH MÔ HÌNH TUYẾN TÍNH DỰA TRÊN CHUỖI MARKOV
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Lê Văn Minh
Nơi đăng: Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Đà Nẵng; Số: 17;Từ->đến trang: 321-327;Năm: 2017
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Hiện nay, sóng thần là một trong những thiên tai nghiêm trọng nhất đối với con người. Di tản là cách hiệu quả nhất để đương đầu với sóng thần cũng như một số thiên tai nghiêm trọng tương tự. Từ đó, bài toán mô phỏng việc di tản được đặt ra để dự đoán số lượng thương vong cũng như để chuẩn bị các giải pháp cứu hộ. Cùng với sự phát triển của hệ thống mô phỏng theo hướng tác tử (agent-based simulation), ngày càng nhiều mô phỏng di tản được xây dựng theo hướng này. Tuy vậy, hướng tiếp cận này gặp phải một vấn đề về tốc độ thực thi bởi vì tại mỗi thời điểm hệ thống phải thực hiện việc mô phỏng hành vi của từng cá thể. Với mô phỏng này, hệ thống phải mô phỏng hành vi của con người vốn dĩ rất phức tạp. Điều này làm việc mô phỏng di tản có độ phức tạp quá lớn để thực hiện trên hệ thống máy tính hiện tại. Bài báo này trình bày việc mô hình hoá di tản thành mô hình tuyến tính dựa trên chuỗi Markov để tăng tốc độ xử lý. Việc thực nghiệm được thực hiện trên một kịch bản giả định trong tình huống xảy ra sóng thần.
ABSTRACT
Nowadays, tsunami is one of the most dangerous natural disasters. Evacuation is the most effective way in order to face this disaster and other serious ones. Therefore, problem of evacuation is proposed in order to predict the casualties and also to evaluate the mitigation solution. Along with the development of agent-based simulation, more simulations are built basing on this approach. However, this approach faces a problem of execution speed because the system must simulate every single agent. In this case, system must simulate human behaviors which are surely complex, which makes the simulation evacuation infeasible because of heavy complexity. This paper present the way to model the evacuation into a linear model which bases on Markov chain in order to speed up the execution. The experimentation based on hypothesis scenario of tsunami.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn