Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,442,415

 Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Melioidosis tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp.HCM
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Lê Viết Nhiệm, Đinh Thế Trung, Phạm Thị Lệ Hoa, Đông Thị Hoài Tâm, Nguyễn Phú Hương Lan, Lê Bửu Châu, Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Văn Hảo
Nơi đăng: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh; Số: 1 (19);Từ->đến trang: 503-512;Năm: 2015
Lĩnh vực: Y - Dược; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Mở đầu: Melioidosis là bệnh quan trọng vì tỷ lệ tử vong cao, khó chẩn đoán sớm, điều trị lâu dài và tốn kém. Chưa có nhiều nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng melioidosis ở Việt Nam cũng như ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM.Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng của melioidosis tại BVBNĐ và tình trạng nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei đối với các kháng sinh thường dùng trong điều trị melioidosis.Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả loạt ca hồi cứu và tiền cứu những bệnh nhân melioidosis điều trị tại BVBNĐ từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2014.Kết quả: Trong thời gian khoảng 5 năm, tại BVBNĐ có 58 trường hợp melioidosis. Nam chiếm đa số (86%), nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-60 (53,5%), nghề nông chiếm 32,8%, đa số các trường hợp (67,2%) mắc bệnh vào mùa mưa. Đái tháo đường là bệnh nền thường gặp nhất (67,2%), kế đến là bệnh gan mạn (17,3%). Phân bố bệnh theo thể lâm sàng: 24,1% NTH lan tỏa, 63,8% NTH và 12,1% NT khu trú. Tổn thương ở phổi thường gặp nhất, kế đến là ở da và mô mềm; nhiễm trùng niệu dục ít gặp nhất; 20,7% không tìm thấy tạng tổn thương. Vi khuẩn B. pseudomallei nhạy cảm hoàn toàn với Imipenem, Meropenem, Ceftazidime và TMP-SMX.Kết luận: Melioidosis vẫn là bệnh khá hiếm ở các tỉnh phía Nam. Biểu hiện bệnh rất đa dạng nhưng không có các yếu tố dịch tễ và lâm sàng thật sự đặc hiệu, chẩn đoán sớm bằng lâm sàng còn khó khăn.Tuy nhiên có thể hướng đến chẩn đoán melioidosis sớm khi bệnh nhân có yếu tố tiếp xúc, cơ địa bệnh nền gợi ý và một số yếu tố lâm sàng phù hợp. Điều đáng mừng là Burkholderia pseudomallei còn nhạy cảm hoàn toàn với tất cả các kháng sinh thường dùng trong điều trị tấn công và tiệt trừ.
ABSTRACT
Background: Melioidosis is an important disease due to high mortality rate, difficulty in making early diagnosis as well as long-term and expensive treatment. There are very few studies about epidemiological and clinical manifestations of melioidosis in Vietnam and at HCMC Hospital for Tropical Diseases.Objectives: To describe epidemiological, clinical and laboratory features of melioidosis and status of antibiotic susceptibility of Burkholderia pseudomallei to antibiotics recommended for melioidosis treatment.Methods: case series of melioidosis patients admitted to HCMC HTD from January 2009 to March 2014.Results: The majority of cases were male (86%), the most common age group was 40-60 (53.5%), 32.8% patients were farmers; majority of cases (67.2%) were seen in the rainy season. Diabetes was the most common underlying disease (67.2%), followed by chronic liver disease (17.3%). Range of clinical pictures: 24.1% disseminated septicemic, 63.8% sepsis and 12.1% localized infection. In terms of organ affected, pneumonia was most commonly seen, followed by skin and soft tissue lessions and genitourinary infectionwas least commonly seen; 20.7% patients had no focus infection found. B. pseudomallei were completely sensitive to Imipenem, Meropenem, Ceftazidime and TMP-SMX.Conclusions: Melioidosis is still relatively rare in the southern provinces of Vietnam. Clinical manifestations are diverse but without specific epidemiological and clinical factors, early diagnosis based on clinical features is difficult. However, melioidosis could be suspected when patients presenting with appropriate exposed factors, underlying diseases and clinical manifestations. Fortunately, the bacteria are completely sensitive to all antibiotics recommended for active and eradication phases of treatment.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn