Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,010,633

 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Nữ Như Ý, Phạm Vũ Khánh Vân
Nơi đăng: Diễn đàn "Thanh niên với các vấn đề quốc tế lần thứ II năm 2013"; Số: 2;Từ->đến trang: 12-19;Năm: 2013
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Đà Nẵng hôm nay như khoác áo mới với những ngôi nhà cao tầng, những con đường thênh thang gió biển, văn minh, hiện đại, xanh sạch đẹp, nhưng vẫn còn đó, sau những tất bật phố phường là những làng nghề truyền thống ẩn mình vùng ven đô. Mỗi làng nghề là một khúc tâm tình của người Đà Nẵng, là mong ước giữ lại cho đời nét đẹp cổ truyền, những nét đẹp ban sơ, nguồn cội. Nơi đây vẫn gìn giữ được tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa dân tộc, bởi tất cả sản phẩm làm ra đều mang tính nghệ thuật cao, sự tư duy, sáng tạo, tỉ mỉ và độ tinh xảo, đó là biểu hiện của tính tự lực, tự cường hiếm có của những con người chốn này. Sản phẩm mỗi làng nghề đều gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và cả nét độc đáo hiếm có. Mỗi làng nghề là một nét rất riêng của mảnh đất Đà Nẵng. Đi ra khỏi thành phố, làng nghề bánh tráng Tuý Loan trải bao thăng trầm lịch sử vẫn còn nguyên một thế giới tâm linh thiêng liêng, thần bí mà cũng gần gũi với hồn quê xứ Quảng. Làng đá mỹ nghệ Non Nước với những kiệt tác được người nghệ nhân gọt giũa bằng khối óc, bằng bàn tay khéo léo, tinh xảo. Nghề dệt chiếu Cẩm Nê dệt nên những chiếc chiếu thơm hương đồng cỏ nội. Bánh khô mè Quan Châu giòn xốp, ngọt ngào hương vị đồng nội. Mắm ruốc Tân Thái, nước mắm Nam Ô - đặc trưng của một thành phố hải cảng hay chằm nón La Bông - biểu tượng cho sự mộc mạc, giản dị mang đậm bản sắc Việt Nam. Trải qua năm tháng, làng nghề Đà Nẵng vẫn giữ cho mình nét hồn hậu, chân chất. Những bậc cao niên, những nghệ nhân vẫn say mê với công việc mà cha ông họ đã truyền lại, rồi lại đến thế hệ con cháu, cứ thế, đời này nối tiếp đời kia. Tuy nhiên, hiện nay một số làng nghề đang mai một dần do một bộ phận thanh niên không còn hứng thú, không còn quan tâm và phát triển làng nghề nữa. Xu hướng thời đại đã làm họ quên đi trách nhiệm phải gìn giữ cái nghề cha ông để lại, quên đi vai trò bảo tồn nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi văn hóa tiêu dùng trong người dân. Do đó, tìm hướng đi mới với mỗi làng nghề, bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề trong quá trình hội nhập là điều cấp thiết nhất, trong đó thanh niên đóng một vai trò hết sức quan trọng.
ABSTRACT
Đà Nẵng hôm nay như khoác áo mới với những ngôi nhà cao tầng, những con đường thênh thang gió biển, văn minh, hiện đại, xanh sạch đẹp, nhưng vẫn còn đó, sau những tất bật phố phường là những làng nghề truyền thống ẩn mình vùng ven đô. Mỗi làng nghề là một khúc tâm tình của người Đà Nẵng, là mong ước giữ lại cho đời nét đẹp cổ truyền, những nét đẹp ban sơ, nguồn cội. Nơi đây vẫn gìn giữ được tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa dân tộc, bởi tất cả sản phẩm làm ra đều mang tính nghệ thuật cao, sự tư duy, sáng tạo, tỉ mỉ và độ tinh xảo, đó là biểu hiện của tính tự lực, tự cường hiếm có của những con người chốn này. Sản phẩm mỗi làng nghề đều gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và cả nét độc đáo hiếm có. Mỗi làng nghề là một nét rất riêng của mảnh đất Đà Nẵng. Đi ra khỏi thành phố, làng nghề bánh tráng Tuý Loan trải bao thăng trầm lịch sử vẫn còn nguyên một thế giới tâm linh thiêng liêng, thần bí mà cũng gần gũi với hồn quê xứ Quảng. Làng đá mỹ nghệ Non Nước với những kiệt tác được người nghệ nhân gọt giũa bằng khối óc, bằng bàn tay khéo léo, tinh xảo. Nghề dệt chiếu Cẩm Nê dệt nên những chiếc chiếu thơm hương đồng cỏ nội. Bánh khô mè Quan Châu giòn xốp, ngọt ngào hương vị đồng nội. Mắm ruốc Tân Thái, nước mắm Nam Ô - đặc trưng của một thành phố hải cảng hay chằm nón La Bông - biểu tượng cho sự mộc mạc, giản dị mang đậm bản sắc Việt Nam. Trải qua năm tháng, làng nghề Đà Nẵng vẫn giữ cho mình nét hồn hậu, chân chất. Những bậc cao niên, những nghệ nhân vẫn say mê với công việc mà cha ông họ đã truyền lại, rồi lại đến thế hệ con cháu, cứ thế, đời này nối tiếp đời kia. Tuy nhiên, hiện nay một số làng nghề đang mai một dần do một bộ phận thanh niên không còn hứng thú, không còn quan tâm và phát triển làng nghề nữa. Xu hướng thời đại đã làm họ quên đi trách nhiệm phải gìn giữ cái nghề cha ông để lại, quên đi vai trò bảo tồn nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi văn hóa tiêu dùng trong người dân. Do đó, tìm hướng đi mới với mỗi làng nghề, bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề trong quá trình hội nhập là điều cấp thiết nhất, trong đó thanh niên đóng một vai trò hết sức quan trọng.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn