Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,070,638

 Các căn cứ của phong trào yêu nước ở Quảng Nam (1885-1916)
Chủ biên: Nguyễn Minh Phương; Đồng tác giả: 
Nơi xuất bản: NXB Khoa học Xã hội; Mã số:  ;Năm XB: 2022
Số lượng XB: 300; Số lần tái bản: ; Lĩnh vực: Xã hội nhân văn
TÓM TẮT

Ngày 01 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng cùng quân đội triều đình, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương đã chặn đứng bước tiến ban đầu của kẻ thù xâm lược. Sau 18 tháng, quân Pháp buộc phải rút khỏi Đà Nẵng, chuyển hướng tấn công vào Sài Gòn – Gia Định. Sau đó, thực dân Pháp từng bước thôn tính, đặt ách đô hộ lên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam với việc ký kết với triều đình Huế Hiệp định Patenôtre ngày 6 tháng 6 năm 1884.

Quảng Nam - Đà Nẵng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nổi tiếng là “đất học”, “đất đấu tranh”, “đất canh tân”...  Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Quảng Nam - Đà Nẵng đã trở thành một trong những  trung tâm phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tại đây, các phong trào yêu nước đã diễn ra theo khuynh hướng truyền thống và cả khuynh hướng mới, khuynh hướng dân chủ tư sản có phạm vi lan tỏa ảnh hưởng rộng khắp cả nước. Tại vùng đất này đã hình thành nên nhiều căn cứ, trung tâm, đại bản doanh gắn liền với tên tuổi của các nhân vật kiệt xuất đã được sử sách lưu danh.

Vì vậy, nghiên cứu về các căn cứ của phong trào yêu nước tại Quảng Nam trong giai đoạn lịch sử này thật sự có ý nghĩa. Chúng tôi rất hoan nghênh tác giả Nguyễn Minh Phương đã dày công nghiên cứu về mảng đề tài này.

Tập sách Các căn cứ phong trào yêu nước tại Quảng Nam (1885-1916) của TS. Nguyễn Minh Phương trình bày về các căn cứ, trung tâm, đại bản doanh của phong trào yêu nước tại Quảng Nam trong giai đoạn 1885-1916 với kết quả nổi bật là đã tái hiện khá sinh động các cuộc đấu tranh sôi nổi của nhân dân ta, làm rõ những đóng góp của vùng đất và con người nơi đây, “điểm tựa kháng chiến” đã làm nên sức mạnh của “thế trận lòng dân” trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược.

Tập sách này còn một vài điểm cần bổ khuyết do chưa phục hiện lại phạm vi, quy mô của một số căn cứ, chưa đào sâu dưới góc nhìn địa danh học, chưa đối sánh được với các địa phương khác cùng thời...  Đây là những thiếu sót khó tránh khỏi.

Song có thể khẳng định rằng, nội dung nghiên cứu với độ lùi thời gian trên 100 năm, trong bối cảnh có nhiều biến đổi về mặt địa danh và còn những góc khuất về tư liệu, thông tin về những nhân vật có sự xê dịch… kết quả đạt được của tập sách này là rất đáng ghi nhận. Đây là tư liệu bổ ích đối với nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử vùng đất Quảng Nam nói riêng, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung. Đặc biệt, nội dung miêu tả thực trạng và các đề xuất ở chương 4 rất đáng lưu tâm.

Nhân chào mừng kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam (1471-2021), chúng tôi trân trọng giới thiệu bạn đọc sách Các căn cứ phong trào yêu nước tại Quảng Nam (1885-1916) của TS. Nguyễn Minh Phương và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Xin trân trọng cảm ơn.

 

                                                                 PGS.TS. Đinh Quang Hải

                                                                Nguyên Viện trưởng Viện Sử học

                                                          Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

ABSTRACT
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn