Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 112,298,152

 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: MAI THỊ CẨM NHUNG
Nơi đăng: HỘI THẢO KH TOÀN QUỐC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHO GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM; Số: NĂM 2015;Từ->đến trang: 869-878;Năm: 2015
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Chương trình đào tạo ở đại học là chương trình đào tạo nghề. Sản phẩm của quá trình đào tạo là người lao động có trình độ tay nghề cao. Do đó, hoạt động thực hành (HĐTH) đối với sinh viên (SV) ngành Giáo dục Mầm non (GDMN) là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm rèn luyện, hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho các em, đáp ứng với các nhu cầu thực tế thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non (MN) hiện nay. Đối với SV, khi tham gia các HĐTH, khả năng thích ứng là một trong những yêu cầu không thể thiếu để giúp các em biết cách thích nghi với các điều kiện mới mang tính thực tiễn, đòi hỏi các em phải chủ động, tích cực thay đổi nhận thức, thái độ cũng như kỹ năng của bản thân để đáp ứng được những yêu cầu mới. Việc khảo sát, đánh giá khả năng thích ứng của SV GDMN với các HĐTH là một trong những điều kiện góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo ở đại học và đáp ứng các nhu cầu về nguồn nhân lực ở các ở trường MN. Bài viết trên cơ sở hệ thống lí luận sẽ trình bày các tiêu chí để khảo sát và đánh giá thực trạng khả năng thích ứng của SV GDMN với các HĐTH từ đó đề xuất các biện pháp tác động nhằm thay đổi nhận thức của SV đối với nghề nghiệp tương lai, đồng thời điều chỉnh hành vi, hành động và thái độ của SV đối với các HĐTH ở trường MN.
ABSTRACT
University training program is a vocational training program of which the product is qualified employees. Therefore, apprenticeship for early childhood teacher-students plays an important role in training and forming vocational skills for them since it helps satisfy current demands of caring and teaching children at kindergartens in practice. For those teacher-students, their ability to adapt to the new conditions in teaching practices should be set as a crucial requirement which involves improving students’ agency as well as their consciousness and skills. Evaluating on early childhood teacher-students’ ability to adapt to apprenticeship in kindergartens, therefore, is important to contribute to improving the quality of this training program in universities as well as to meet the high demand in producing qualified teacher resources for kindergartens. This article basing on a theoretical study presents criteria to carry out a survey through which it evaluates the reality of early childhood teacher-students’ ability to apprenticeship. Then, it proposes methods to change students’ awareness about their future career as well as to adjust students’ behaviours and attitude towards apprenticeship at kindergartens.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn