Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,391,518

 Nghiên cứu khả năng ứng dụng của vật liệu mới – bari đisilic (BaSi2) nhằm thay thế vật liệu silic truyền thống trong chế tạo pin năng lượng mặt trời
Chủ nhiệm:  Mai Thị Kiều Liên; Thành viên:  TS. Trần Thị Hồng, TS. Nguyễn Quý Tuấn và ThS. Lê Thị Phương Thảo
Số: B2019-DN03-34 ; Năm hoàn thành: 2021; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Tự nhiên

- Đã khảo sát tổng quan về vật liệu BaSi2, một vật liệu mới có tiềm năng ứng dụng to lớn, thay thế vật liệu Si truyền thống trong ứng dụng pin mặt trời;

- Đã chế tạo thành công màng mỏng BaSi2 trên các đế Si và Ge, sử dụng các kĩ thuật mới để điều chỉnh đế trước khi lắng đọng màng;

- Đã phân tích được cấu trúc tinh thể, tính chất quang và điện của màng mỏng BaSi2 trên các đế Si và Ge điều chỉnh, so sánh với màng trên các đế phẳng. Các kết quả thu được cho thấy rằng màng mỏng BaSi2 bốc bay trên đế Si và Ge điều chỉnh là chất hấp thụ đầy hứa hẹn cho các ứng dụng pin mặt trời màng mỏng trong tương lai;

- Đã tối ưu hoá được điều kiện điều chỉnh các đế Si và Ge để thu được màng mỏng BaSi2 trên các đế này có cấu trúc tinh thể, tính chất quang và điện tốt nhất.

- Đã chế tạo thành công dây nano Si trực tiếp trên đế Si (100) bằng phương pháp hoá học đơn giản ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển. Đây là bước đầu để chế tạo dây nano BaSi2 trong các nghiên cứu tiếp theo.

- Sản phẩm khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài được công bố trên 4 bài báo, trong đó có 1 bài báo quốc tế thuộc danh mục ICIE, 3 bài trong nước thuộc danh mục tính điểm của Hội đồng giáo sư nhà nước.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ, sinh viên, cao học viên, nghiên cứu sinh, và các nhà nghiên cứu thực nghiệm về pin năng lượng mặt trời sử dụng vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống, một hướng nghiên cứu mới đang thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu trên thế giới.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Đại học Đà Nẵng.

- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết hiệu quả các nhược điểm về chi phí tiêu tốn và độ phức tạp của quá trình chế tạo pin năng lượng mặt trời. Nó sẽ mở ra tiềm năng ứng dụng trên quy mô rộng lớn trong tương lai gần.


© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn