Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,987,268

 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: ThS. Nguyễn Đặng Thảo Nguyên
Nơi đăng: Hội thảo Khoa học Khoa Địa lý lần thứ 7; Số: 07;Từ->đến trang: 100-104;Năm: 2018
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Khung chương trình dành cho ngành Sư phạm địa lí và Cử nhân địa lí tại trường đại học bao gồm hệ thống các môn học từ cơ sở đến chuyên ngành nhằm cung cấp, trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng để phục vụ hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh Địa lí tự nhiên thì môn học Địa lí kinh tế xã hội nói chung và Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam nói riêng đem đến cho người học những hiểu biết về các ngành kinh tế, hệ thống các nguồn lực kinh tế và sự phân vùng kinh tế của nước ta hiện nay. Thông qua môn học này người học sẽ có cái nhìn bao quát và cụ thể về tình hình kinh tế xã hội, cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, đây là một môn học khó, nội dung kiến thức nhiều và đòi hỏi người học phải có sự tập trung, tư duy liên kết, tư duy tổng hợp và vận dụng vào thực tế. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, phương pháp dạy học đóng vai trò tiên quyết, quyết định đến khả năng tiếp thu và vận dụng vào thực tế của người học. Bên cạnh đó, để áp dụng những phương pháp dạy học tích cực còn đòi hỏi nhiều yếu tố về thời gian, tính độc lập năng động của người học, tinh thần của người dạy và sự hợp lí về khung chương trình, nhằm đạt hiệu quả dạy và học cao nhất cho sinh viên. Vì vậy, để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất, đem lại kết quả cao nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ bộ môn, giữa người dạy và người học.
ABSTRACT
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn