Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,581,574

 Cấu trúc, quản lý và lãnh đạo trong quản trị liên kết vùng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Hiệp
Nơi đăng: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (Economic Studies); Số: 1(476);Từ->đến trang: 63-71;Năm: 2018
Lĩnh vực: Kinh tế; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhận diện đặc trưng quản trị liên kết vùng trong thu hút FDI giữa chính quyền các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Dựa vào lý luận quản trị liên kết trong khu vực công và dữ liệu khảo sát công chức trực tiếp tham gia vào hoạt động thu hút FDI, kết quả phân tích cho thấy tính chuyên nghiệp của quản trị liên kết vùng còn thấp ở cả ba khía cạnh là cấu trúc tổ chức, hoạt động quản lý và công tác lãnh đạo. Các yếu tố về con người được đánh giá có vai trò cao hơn các yếu tố về thể chế và quy trình. Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm đáp viên thuộc các lĩnh vực chức năng và thuộc các cấp quản lý khác nhau, thể hiện tính phức tạp của hoạt động quản trị liên kết. Các hàm ý chính sách được đề xuất dựa trên giả định cơ chế quản trị liên kết ở cấp trung ương sẽ thay đổi một cách thực tế trong thời gian tới.
ABSTRACT
This research identifies key characteristics of governance of regional cooperation among local governments in FDI attraction at the Key Economic Zone of Central Vietnam. Based on theoretical background of network governance in public sector and data from a survey of administrative staff on their perception about various aspects of network governance, this study finds that the extent of professional governance is still at low level in all three aspects of interest: organizational structure, network management and network leadership. Factors related to human resources are perceived to be of more dominant role than those to institutional procedure and administrative process. The analysis also reveals the complextity of the governance based on the observation of differences in perception among groups of respondents in different functional sectors of the administrative system as well as in different layers of management. Policy implications are suggested based on the assumption that the newly launched mechanism of central government’s governance will be operationalized at site.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn