Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,965,022

 Giới hạn thân phận con người và motif tự tử trong truyện Nôm Bác học
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Quang Huy
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Đại học Huế; Số: 8;Từ->đến trang: 111 - 120;Năm: 2016
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Truyện Nôm bác học đã và đang được quan tâm soi chiếu từ nhiều hướng, nhiều phương pháp. Trong quá trình quan sát và khảo tả, phân tích đối tượng này, chúng tôi thấy có sự lặp lại đáng chú ý hiện tượng thân phận con người. Đó là một thế giới phơi mở hai trung tâm nhận thức đặc biệt về thế giới sống: thân và tâm. Có cảm giác như các nhân vật bộc lộ hết những nếm trải của nó theo một cách rất đặc biệt để hướng về khẳng định và thể hiện những khát vọng nhân văn. Tuy thế, họ luôn luôn bị giăng bẫy bởi những giới hạn nhất định – những giới hạn thân phận. Có điều lạ lùng là các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, lại hướng đến cái chết. Ở bề mặt, có thể coi đó là sự tỏ lòng hoặc sự chống cự giới hạn khắt khe oan nghiệt mà cuộc đời dành cho họ. Nhưng ở chiều sâu, điều này cần được nhìn nhận theo cách khác. Bài biết này, thông qua việc quan sát các nhà phê bình đi trước, chúng tôi muốn hướng đến cách lí giải riêng về vấn đề nhiều thú vị này.
ABSTRACT
The classical Nom Tale has been interesting to investigate from many dimensions as well as methods. In the process of interconnection between observing, justifying and interpreting to this object, we recognize remarkable repetition, i.e the phenomenon of human destiny. That is the world manifests in two peculiarly cognitive centres of the lifeworld: body and mind. Seemingly characters show their experiences that follow a crucial way towards the determination and presents humanistic expectations. Nevertheless they are always fallen into trapes by given boundaries – the destinied limitations. A bizarre here that characters, especially female characters, usually choose the death. On the surface, it is regarded a display or resistance to rigorous boundaries that becomes from their life. But in depth, this is necessarily seen under other way. In this paper, through observing former critics, our aim to intend the different explanation of this attractive issue.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn