Trần Hồ Thương Thương
 

  Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 108,301,829

 Đánh giá tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế tại các trạm y tế xã, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trần Minh Huân, Ngô Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Bích
Nơi đăng: Tạp chí Y học Việt Nam; Số: Tập 458 số đặc biệt tháng 9;Từ->đến trang: 48 - 53;Năm: 2017
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chất thải y tế (CTYT) là một trong những loại chất thải nguy hại, nếu không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu dài trong môi trường có khả năng gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ TYT xã thực hiện đúng quy định về quản lý, xử lý CTYT; Tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành của cán bộ y tế (CBYT) về quản lý, xử lý CTYT; Xác định những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, xử lý CTYT của các TYT. Phương pháp: Nghiên cứu ngang kết hợp định lượng và định tính được thực hiện ở 11 TYT huyện Hòa Vang với 62 CBYT đang làm việc tại đây. Kết quả: Lượng chất thải rắn trung bình ở các TYT là 610 g/ngày. Chưa có TYT nào thực hiện đúng quy định về quản lý và xử lý CTYT theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Tỷ lệ CBYT có kiến thức tốt về quản lý CTYT là 11,3% và về xử lý CTYT là 4,8%. Ngoài ra, vẫn còn 4,8% CBYT không phân loại chất thải rắn y tế ngay khi phát sinh; 6,5% CBYT không sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với CTYT. Kết luận: Nghiên cứughi nhận một số thách thức cho công tác quản lý, xử lý CTYT của các TYT như có rất ít CBYT được tập huấn đầy đủ về quản lý và xử lý CTYT, thiếu trang thiết bị và phương tiện để phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTYT tại các TYT, và chưa có nguồn kinh phí riêng cho công tác này.
ABSTRACT
Introduction: Without safe disposal of healthcare wastes, healthcare waste which is one of hazardous wastes can pose substantial threats to public health and the environment. Objectives:identify the proportion of CHS properly perform healthcare waste management and disposal regulations; assess the knowledge, attitude and practice related healthcare waste management and disposal among healthcare workers; identify challenges related to healthcare waste management and disposal in CHS. Method: This cross-sectional study employed mixed-method approach and was carried out in 11 CHS of Hoa Vang District with the participation of 62 healthcare workers. Results: The study found that the average amount of solid waste among CHS was 610 gram per day. There were none CHS that strictly comply the healthcare waste management and disposal as regulated in the Decision No. 43/2007/QĐ-BYT on regulations of healthcare waste management in healthcare establishments issued by Ministry of Health. Only 11.3% and 4.8% of healthcare workers had satisfactory knowledge related to healthcare waste management and healthcare waste disposal respectively. Concerning practice, 4.8% of healthcare workers did not segregate solid wastes as soon as generated; 6.5% healthcare workers did not use protective equipment when contacting with healthcare wastes. Conclusions: Potential challenges for healthcare waste management and disposal included inadequate training for healthcare workers; lack of equipment and facilities for segregation, collection, transport and storage in CHS; no allocated funds for healthcare waste management and disposal in CHS.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn