Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 108,303,139

 Thực trạng thể lực của học sinh Trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng
Chủ nhiệm:  Nguyễn Thị Bích; Thành viên:  Trần Minh Huân, Ngô Thị Bích Ngọc
Số: CS2018 - 20 ; Năm hoàn thành: 2018; Đề tài cấp cơ sở; Lĩnh vực: Y - Dược

1. Về các chỉ số thể lực của học sinh THPT tại thành phố Đà Nẵng năm 2018 nhƣ sau:



- Chiều cao trung bình của học sinh là 162cm; nam sinh là 168,2cm; nữ sinh là 156,3cm.



- Cân nặng trung bình là 52,6kg trong đó nam sinh là 58,2kg còn nữ sinh là 47,4kg.



- Vòng ngực trung bình của học sinh là 82cm, ở nam sinh và nữ sinh lần lƣợt là 83,2cm và 80,8cm.



- BMI trung bình là 19,9 kg/m2; trong đó nam sinh là 20,5 kg/m2 và nữ sinh là 19,3 kg/m2. Tỉ lệ thiếu cân ở học sinh thành thị chiếm 25,1% trong khi ở nông thôn tỉ lệ học sinh thiếu cân đạt đến 46,4%. Tỉ lệ học sinh thừa cân ở thành thị đạt 24,7%, trong khi ở nông thôn thỉ lệ này chỉ đạt 6,2%.



- Chỉ số Pignet trung bình của học sinh 27,4; trong đó nam sinh là 26,7 và nữ sinh là 28,1.



2. Về các yếu tố liên quan đến các chỉ số thể lực:



- Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa BMI, chỉ số Pignet với các đặc tính cá nhân của học sinh nhƣ khu vực sống, giới tính, khối lớp, thứ hạng con trong gia đình, trình độ học vấn của bố mẹ.



Trong đó BMI của học sinh ở nội thành cao hơn ngoại thành, nam cao hơn nữ, khối lớp 12 có BMI cao nhất, là con thứ nhất thì BMI cao hơn con thứ 2 và thứ 3. Trình độ học vấn bố mẹ càng cao thì BMI đối tƣợng nghiên cứu càng cao. Chỉ số Pignet của học sinh ở khu vực ngoại thành cao hơn ở khu vực nội thành, ở khối lớp 10 cao hơn khối 11, 12. Con nhất trong gia đình có chỉ số Pignet cao hơn nhất. Trình độ học vấn của bố mẹ càng thấp thì chỉ số Pignet càng cao.



- Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy mối liên quan giữa các chỉ số thể lực với thói quen sinh hoạt của học sinh nhƣ việc rèn luyện thể chất, ăn đúng giờ.



BMI ở những học sinh có chơi thể thao cao hơn so với những học sinh không chơi thể thao và tập luyện thể thao càng nhiều BMI càng tăng với p < 0,05. BMI của đối tƣợng ăn đúng giờ cao hơn so với những đối tƣợng ăn uống không đúng giờ với p < 0,05.



Học sinh tập thể thao càng nhiều và mức độ tập thể thao nặng hơn thì có chỉ số Pignet thấp hơn, tức là có thể lực tốt hơn (với p < 0,05).




© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn