Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 110,029,325

 1. Ẩn dụ ý niệm “Truyền thông là Thực vật” trong tiếng Việt
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Lưu Diệp Ánh
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Những khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại: lý thuyết và ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.; Số: 2L-89ĐH2024;Từ->đến trang: 400-415;Năm: 2024
Lĩnh vực: Ngôn ngữ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài viết tập trung phân tích ẩn dụ ý niệm TRUYỀN THÔNG LÀ ĐỘNG/THỰC VẬT trong tiếng Việt và tiếng Anh. Để tiến hành việc nghiên cứu, bài viết sử dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm, phương pháp nhận diện ẩn dụ của Pragglejaz Group (2007) cùng với phương pháp mô tả, phân tích ngữ nghĩa kết hợp với thủ pháp thống kê và phân loại để xác lập và phân tích ánh xạ từ miền nguồn ĐỘNG/THỰC VẬT đến miền đích TRUYỀN THÔNG. Bài viết đã khảo sát 244 mẫu biểu thức ẩn dụ xuất hiện trong các bài báo, tài liệu truyền thông (180 mẫu tiếng Việt và 64 mẫu tiếng Anh) và khám phá được bốn mô hình tri nhận thứ cấp, bao gồm: Tên gọi của Truyền thông là Tên gọi của Động/thực vật; Hoạt động của Truyền thông là hoạt động của Động/thực vật; Hoạt động Xử lý và tiếp nhận thông tin là Hoạt động của Động/thực vật; Môi trường truyền thông là môi trường sống của Động/thực vật. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng đề cập đến sự tương đồng và khác biệt trong cách hai ngôn ngữ tiếp cận các ẩn dụ về Động/Thực vật. Các kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích hỗ trợ trong việc giảng dạy, nghiên cứu, và dịch thuật về ẩn dụ ý niệm trong lĩnh vực này.
ABSTRACT
This study aims to explore the metaphorical concept of "MEDIA IS ANIMAL/PLANT" in both Vietnamese and English from the perspective of Cognitive Linguistics. It employs conceptual metaphor theory to analyze the mapping from "FIRE" to "MEDIA." Within the framework of cognitive linguistics, this research utilizes the Metaphor Identification Procedure of the Pragglejaz Group (2007), in conjunction with descriptive approaches, statistical analysis, and classification strategies, to scrutinize the conceptual metaphor "Media is an Animal/Plant" and its underlying metaphors. A total of 224 metaphorical expressions from media discourse are examined (180 in Vietnamese and 64 in English), revealing four primary cognitive models: The name of Media is the name of an Animal/Plant; The activities of Media are the activities of an Animal/Plant; Information processing and reception activities are the activities of an Animal/Plant; The Media environment is the living environment of an Animal/Plant. Furthermore, this research emphasizes the similarities and differences in the conceptualization of animal/plant-related metaphors between the two languages. The results obtained from this research will provide valuable information to support teaching, research, and translation related to conceptual metaphors in this field.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn