Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 110,029,596

 Ẩn dụ ý niệm “THÔNG TIN LÀ THỨC ĂN” trong tiếng Việt
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Lưu Diệp Ánh
Nơi đăng: Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, tạp chí của Hội ngôn ngữ Học Việt Nam ISSN; Số: 6B (355) 2024;Từ->đến trang: 55-62;Năm: 2024
Lĩnh vực: Ngôn ngữ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài viết tập trung phân tích ẩn dụ ý niệm THÔNG TIN LÀ THỨC ĂN trong tiếng Việt nhằm tìm hiểu cách tri nhận của người Việt về THÔNG TIN thông qua lăng kính THỨC ĂN. Để tiến hành việc nghiên cứu, bài viết sử dụng Thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận cùng với các phương pháp phân tích miêu tả và ngữ nghĩa, kết hợp với thủ pháp thống kê và phân loại để xác lập và phân tích ánh xạ từ miền nguồn THỨC ĂN đến miền đích THÔNG TIN. Khảo sát 85 mẫu biểu thức ẩn dụ trong các ngôn bản trên báo điện tử, nghiên cứu đã khám phá được hai mô hình tri nhận thứ cấp, bao gồm: tương tác của con người với thông tin là tương tác của con người với thức ăn và cảm giác của con người với thông tin là cảm giác của con người với thức ăn. Các khám phá của nghiên cứu chứng minh rằng phép ẩn dụ THÔNG TIN LÀ THỨC ĂN được sử dụng rộng rãi trong tiếng Việt, với cơ chế ánh xạ được xây dựng trên các miền THÔNG TIN VÀ THỨC ĂN.
ABSTRACT
This paper aims to analyze the conceptual metaphor of INFORMATION AS FOOD in Vietnamese, exploring how Vietnamese people perceive INFORMATION through the lens of FOOD. To conduct the research, the study employs the theory of conceptual metaphor from cognitive linguistics, alongside descriptive and semantic analysis methods, as well as statistical and classification techniques to establish and analyze the mapping from the source domain of FOOD to the target domain of MEDIA. By examining 85 samples of metaphorical expressions in online newspaper texts, the study uncovers various underlying cognitive models, including human interactions with information likened to interactions with food and emotional responses to information paralleling those to food. The findings demonstrate that the metaphor INFORMATION IS FOOD is extensively used in Vietnamese, with mappings constructed on the domains of INFORMATION and FOOD.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn