Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,323,318

 Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng ứng dụng cảm biến gia tốc trong quan trắc và cảnh báo sạt lở
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: MS. NGO THANH VU, PHD. NGUYEN THANH HAI
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu; Số: Số 24, Quý 2 2023;Từ->đến trang: 0-17;Năm: 2023
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Vấn đề quan trắc sạt lở hiện nay tại Việt Nam hạn chế ở phương pháp đo gián tiếp, tức là sử dụng một hoặc nhiều mốc chuẩn kết hợp với thiết bị chuyên dùng để đo chuyển vị, biến dạng của mái dốc. Tuy nhiên các phương pháp kể trên phụ thuộc nhiều vào điều kiện như thời tiết (GPS, toàn đạc…) hay kỹ thuật phức tạp (Inclinometer). Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất ứng dụng cảm biến gia tốc để thu thập, tính toán chuyển vị của cung trượt. Kết quả chuyển vị của đất nền được tính toán thông qua 2 lần tích phân gia tốc. Hơn nữa nghiên cứu này sử dụng phương pháp khử độ lệch không và bộ lọc Kalman để khử nhiễu tín hiệu đầu vào để tăng độ chính xác của phép tính. Mô hình mô phỏng gồm 3 thành phần: (i) thiết bị quan trắc gồm vi điều khiển ESP32, cảm biến gia tốc MPU9250 và các module khác được gắn cố định trên con trượt (ii), và ray trượt ngang (iii). Khi con trượt (ii) có chuyển động thì thiết bị sẽ tự động thu thập, lưu trữ và tính toán chuyển vị. Sai số giữa kết quả chuyển vị từ thiết bị và thực tế là dưới 5%. Từ đó cho phép chúng tôi đề xuất ứng dụng cảm biến gia tốc trong các hệ thống quan trắc và cảnh báo sạt lở.
ABSTRACT
Mostly current techniques of measuring slope displacement and deformation for landslide monitoring in Vietnam is indirect measurement, which involves utilizing one or more benchmarks in conjunction with specialized equipment. However, there are many variables that affect the procedure, including the weather (GPS, total station, etc.) and complicated techniques (Inclinometer). In this work, the authors suggest using an accelerometer to measure and compute the slope’s displacement. The displacement of the ground are calculated by 2 times integral of acceleration. The Kalman filter and zero offset correction is applied to reduce noise and improve computation accuracy. Three parts make up the simulation model: (i) a monitoring device with an ESP32 microcontroller, an MPU9250 accelerometer, and other modules mounted on a slider; (ii) and an horizontal rail(iii). When the slider (ii) moves, the apparatus will automatically gather and store acceleration data, then, compute the displacement. The error between calculated displacement and the actual displacement is less than 5%. Therefore, we suggest using accelerometers in landslide monitoring and warning systems.
[ 2023\2023m06d02_14_17_59Giay_xac_nhan.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn