Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,371,080

 Thực nghiệm hiện trường mặt đường bê tông hạt nhỏ sử dụng cát mịn và phụ gia khoáng ở tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: TS. Hồ Văn Quân, ThS. Nguyễn Tấn Khoa, PGS.TS. Phan Cao Thọ, PGS.TS. Nguyễn Thanh Sang
Nơi đăng: Tạp chí Giao thông vận tải; Số: 8/2021;Từ->đến trang: 37-42;Năm: 2021
Lĩnh vực: Kỹ thuật; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả từ thực nghiệm hiện trường về cường độ nén, ép chẻ và khả năng chống xâm nhập clorua của các loại bê tông hạt nhỏ (BTHN) cấp 35 MPa và 45 MPa, thí nghiệm được thực hiện trên các mẫu đúc trong phòng, mẫu đúc và mẫu khoan ở hiện trường ở 7 và 28 ngày. Trong thành phần của BTHN sử dụng tổ hợp 35% xỉ lò cao (XL) và 20% tro bay (TB). Mặt đường BTHN thi công ngoài hiện trường được bảo dưỡng bằng cách phủ lớp cát dày 5 cm và tưới nước giữ ẩm trong 3 điều kiện: 7 ngày, 10 ngày và 14 ngày. Các mẫu bê tông đúc ở hiện trường được bảo dưỡng ẩm cùng điều kiện với mặt đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp bảo dưỡng ẩm có ảnh hưởng đáng kể đến đến cường độ và khả năng chống xâm nhập clorua của mặt đường BTHN ngoài hiện trường, thời gian bảo dưỡng ẩm càng dài thì cường độ của bê tông càng cao và độ thấm clorua càng thấp. Cường độ yêu cầu của BTHN thi công ngoài hiện trường ở các điều kiện bảo dưỡng ẩm khác nhau đều đạt yêu cầu so với cường độ thiết kế.
ABSTRACT
This paper presents the results from field experiments on compressive strength, split tensile strength and chloride penetration resistance of 35 MPa and 45 MPa grade fine grained concrete (FGC). Experiments were performed on laboratory cast, cast and field drilled samples at 7 and 28 days. In the composition of FGC uses a combination of 35% ground granulated blast furnace slag (GGBFS) and 20% fly ash (FA). FGC pavement constructed in the field is cured by covering with 5 cm thick sand layer and watering to keep moisture in 3 conditions: 7 days, 10 days and 14 days. Field-cast concrete samples are cured to the same conditions as the FGC pavement. The results of the study show that the the moisture curing method has a significant effect on the strength and chloride penetration resistance of the FGC pavement in the field, the longer the moisture curing time, the higher the strength of the concrete and the lower the chloride permeability. The required strength of FGC constructed in the field at different the moisture curing conditions meet the design strength requirements.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn