Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,994,987

 Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản khu vực Bắc Tây Nguyên
Chủ nhiệm:  Nguyễn Thị Ngọc Lợi; Thành viên:  Nguyễn Tố Như, Phan Thị Nhung, Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Đặng Thị Kim Ngân, Phan Thị Thanh Trúc
Số: Đ2015- 08- 16 ; Năm hoàn thành: 2016; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Kinh tế

Trên cơ sở làm rõ khái niệm công nghiệp chế biến, đặc điểm của công nghệ chế biến và nét đặc trưng của công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đề tài đã phân tích có cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò của công nghiệp chế biến một cách toàn diện trên các khía cạnh kinh tế, xã hội ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề tài phân tích làm rõ vai trò của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với những nước nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân tích thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn Bắc Tây Nguyên. Về các quan điểm gồm có: gắn nông, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, áp dụng công nghệ chế biến nhiều trình độ, có trọng điểm, đi tắt lên hiện đại, tạo điều kiện chuyển sang lấy công nghệ chế biến hiện đại làm chủ yếu. Gắn công nghiệp chế biến nông, lâm sản với nguồn nguyên liệu giữa nông thôn với đô thị, giữa trung ương với địa phương trong tiến trình phát triển công nghiệp chế biến, gắn chế biến với các ngành kết cấu hạ tầng, tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ trong tiến trình phát triển. Qua đó, đề tài đưa ra các giải pháp chủ yếu giải quyết vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến, đổi mới công nghệ và đầu tư phát triển chiều sâu, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ngành công nghiệp chế biến với ngành nguyên liệu và kết cấu hạ tầng, tiếp tục sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến các tỉnh, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, tăng cường việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước. đề tài đưa ra các giải pháp chủ yếu giải quyết vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến, đổi mới công nghệ và đầu tư phát triển chiều sâu, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ngành công nghiệp chế biến với ngành nguyên liệu và kết cấu hạ tầng, tiếp tục sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến các tỉnh, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, tăng cường việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước.


Đề tài này có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế - xã hội trong việc phát triển công nghiệp nông lâm sản, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ kinh doanh trên địa bàn Gia Lai và Kon Tum. Đề tài cũng là một trong những cầu nối nhằm gia tăng sự hợp tác và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn nhằm phát triển kinh tế xã hội ở hai tỉnh Kon Tum, Gia Lai của Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.. Đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu và phương pháp hữu ích có thể chuyển giao theo nhiều cách thức khác nhau:

- Chuyển giao trực tiếp cho các cơ quan chính quyền có liên quan.

- Lưu và phục vụ cho nghiên cứu của CBGV và sinh viên trong việc nghiên cứu phát triển kinh tế vùng và địa phương. 

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn