Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,998,178

 Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê tại vùng Tây Nguyên
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Nguyễn Ngọc Thảo Vy
Nơi đăng: Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn; Số: 23/2017;Từ->đến trang: 21-29;Năm: 2017
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Cà phê là một trong mười mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Để phân tích giá trị gia tăng và phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân chính tham gia trong chuỗi giá trị cà phê Tây Nguyên, nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của tổ chức Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ), Đức (2007), với mẫu khảo sát gồm 157 hộ nông dân, 48 thương lái, 35 cơ sở sơ chế và 19 nhà máy chế biến tại Tây Nguyên. Kết quả chỉ ra lợi nhuận toàn chuỗi ở kênh hộ nông dân- nhà máy chế biến đạt 70,6 triệu đồng/ tấn cà phê nhân xô, lớn hơn kênh có tác nhân trung gian như cơ sở sơ chế và thương lái thu gom. Nghiên cứu cũng cho thấy phân chia lãi ròng giữa các tác nhân chưa đồng đều. Tác nhân chính tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho chuỗi cà phê là doanh nghiệp chế biến, chiếm hơn 70%; tiếp đến là hộ nông dân, chiếm hơn 27%; cơ sở sơ chế, chiếm 1,7% và thương lái thu gom, chiếm 0,65%. Tuy nhiên, xét về qui mô sản xuất mỗi năm, doanh nghiệp chế biến chiếm 99,99% tổng giá trị gia tăng thuần toàn chuỗi, tiếp đến cơ sở sơ chế, thương lái thu gom và nông dân. Tác nhân sản xuất hộ nông dân có tổng giá trị gia tăng thuần thấp nhất chuỗi, vì đây là tác nhân có qui mô sản xuất nhỏ nhất nhưng chi phí tăng thêm lớn nhất (15,3 triệu đồng/ tấn cà phê nhân xô), đồng thời chịu nhiều rủi ro và thường xuyên biến động. Cơ sở sơ chế có giá trị gia tăng thuần cao hơn thương lái thu gom. Chính vì thế, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng cà phê thông qua việc tạo thêm giá trị ở mỗi khâu và phân chia lợi ích hài hòa giữa các tác nhân trong chuỗi
ABSTRACT
Coffee is one of the ten major exported items of Vietnam. To analyze the added value and distribution of added value among the main actors involved in the Central Highlands coffee value chain, applying the value chain approach of Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ), Germany (2007), with a sample of 157 farm households, 48 traders, 35 pre-processing and 19 processing enterprises in the Central Highlands. The results show that the profitability of the whole chain in the farmer-processing firm value chain reaches 70,6 million VND per tonne, higher than the value chain has intermediate actor such as pre-processing company and trader. The study also indicates the distribution of net income among agents is uneven. The agent create the biggest value added to the coffee chain is processing company, accounted for over 70%; next to farmer, account for over 27%; pre-processing companies, account for 1,7% and traders, account for 0,65%. However, in terms of production scale each year, processing enterprises account for 99,99% of the total net value added, followed by pre-processing, traders and farmers. The farmer has the lowest net value added of the chain, because it is actor who has the smallest production scale but the largest incremental cost (15,3 million VND / tonne), take risks and frequent fluctuations. Pre-processing companies have higher net value added than collectors. Therefore, the study proposes some solutions to enhance coffee value added by adding value to each stage and distributing of value added evenlybetween actors in the chain.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn