Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,507,823

 Kiến giải các biểu thức ngôn ngữ biểu thị hình ảnh nam giới trong văn hoc Trung đại Việt Nam
Chủ nhiệm:  Nguyễn Thị Vân Anh; Thành viên:  1. ThS. Nguyễn Thị Như Ngọc2. TS. Hoàng Thị Thảo Miên3. TS. Võ Thị Mai Hoa
Số: B2019-DN0521 ; Năm hoàn thành: 2022; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Xã hội nhân văn

Tóm tắt: Căn cứ vào công trình Tinh tuyển văn học Việt Nam của nhiều tác tác giả thuộc dòng văn học Trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, chúng tôi đã khảo sát được 492 biểu thức ngôn ngữ về hình ảnh nam giới trong số 72 văn bản chữ Nôm, trong đó có 168 biểu thức thuộc cơ chế hoán dụ, 324 biểu thức thuộc cơ chế ẩn dụ. Từ cơ sở ngữ liệu này, chúng tôi hướng đến phân tích, xác lập các miền nguồn được chuyển di để chỉ miền đích là hình ảnh nam giới. Theo đó, công trình nghiên cứu này đã khái quát được các trường nghĩa của miền đích theo cơ chế hoán dụ và cơ chế ẩn dụ. Có 6 trường nghĩa theo cơ chế hoán dụ: (1) Cách gọi đối với nam giới; (2) tinh thần khí phách của nam giới; (3) việc học hành của nam giới; (4) nơi ở của nam giới; (5) nơi làm việc của nam giới; cảnh sống của người hiền tài. Có 3 trường nghĩa theo cơ chế ẩn dụ: (1) Cách gọi đối với nam giới; (2) tinh thần khí phách của nam giới; (3) ngôi vua. Trong đó, cách gọi đối với nam giới ở cả hai cơ chế hoán dụ và ẩn dụ là trường nghĩa có nhiều tiểu trường nghĩa nhất. Công trình nghiên cứu này cũng đã khái quát được 10 miền nguồn theo cơ chế hoán dụ, bao gồm: (1) Trang sức, trang phục; (2) vật cận thân, vật dụng, phương tiện sinh hoạt hàng ngày; (3) nơi chốn, không gian xung quanh ngôi nhà, phương hướng; (4) tổng thể kiến trúc, bộ phận kiến trúc (thay thế người ở bên trong); (5) chức tước, danh hiệu học vị; (6) yếu tố hình hài; (7) hoạt động, trạng thái; (8) vật dụng sinh hoạt hàng ngày (thay cho cảnh sống, nơi ở người nam giới); (9) bộ phận kiến trúc (thay thế cảnh sống, nơi ở); (10) không gian xung quanh kiến trúc thay cho nơi ở; khái quát được 8 miền nguồn theo cơ chế ẩn dụ, bao gồm: (1) động vật; (2) thực vật; (3) đồ vật quý giá; (4) nhạc cụ; (5) màu sắc; (6) hiện tượng tự nhiên; (7) phương hướng; (8) nhân vật mang tính lịch sử. Từ đó, chúng tôi thu được một số kết quả sau đây: (1) xác lập được 10 miền nguồn theo cơ chế hoán dụ, 8 miền nguồn theo cơ chế ẩn dụ; (2) xác lập được 6 miền đích theo cơ chế hoán dụ, 3 miền đích theo cơ chế ẩn dụ; (3) đặc điểm của miền nguồn; (4) điều kiện lựa chọn sự vật ở miền nguồn; (5) nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn miền nguồn; (6) đặc điểm tri nhận trên ngữ liệu các biểu thức ngôn ngữ biểu thị hình ảnh người nam giới; (7) đặc điểm tri nhận của các tác giả văn học Trung đại Việt Nam. Ngoài đóng góp cụ thể của công trình là chỉ ra được những đặc điểm tri nhận của các tác giả văn học Trung đại Việt Nam về việc xây dựng các biểu thức ngôn ngữ biểu trưng cho hình ảnh người nam giới, công trình nghiên cứu này còn là một tư liệu cần thiết góp phần làm sáng tỏ đặc trưng văn hóa – ngôn ngữ dân tộc.

Từ khóa: hình ảnh nam giới; văn học Trung đại Việt Nam; ẩn dụ tri nhận; hoán dụ tri nhận; miền đích; miền nguồn.

 Thêm dấu phẩy

 


Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

 - Phương thức chuyển giao: Báo cáo kết quả nghiên cứu trong các thảo luận về chuyên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy về thuật ngữ cổ.

- Địa chỉ ứng dụng: Đã áp dụng dạy học phần Hán Nôm Việt Nam và học phần Ngôn ngữ đối chiếu ở Khoa Tiếng Trung và Khoa Sư phạm Ngoại ngữ của Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng.

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn