Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,983,057

 Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của lưỡng cư, bò sát ở đảo Hòn Lao, xã Tân Hiệp, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
viagra coupon 2016 manufacturer coupons for prescription drugs discount coupons for viagra
doctors who prescribe naltrexone open naloxone challenge
Chủ nhiệm:  Phan Thị Hoa
marriage affairs all wife cheat i want an affair
unfaithful spouse infidelity i dreamed my husband cheated on me
; Thành viên:  Đinh Thị Phương Anh, Trương Thị Ánh Hương, Đỗ Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thành Luân
Số: Đ2012-04-12 ; Năm hoàn thành: 2012; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Tự nhiên

Tính cấp thiết của đề tài

Khu vực quần đảo Cù Lao Chàm, thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã được quy hoạch nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận vào  ngày 26/05/2009. Cù Lao Chàm có 8 đảo lớn nhỏ trong đó đảo lớn nhất là đảo Hòn Lao với diện tích 1.317 ha và có đỉnh cao nhất 517 m so với mặt nước biển. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc của đảo với khoảng 3000 dân. Tọa độ địa lý của đảo trong khoảng: 15054’ - 15058’ vĩ độ Bắc, 108025’ - 108032’ kinh độ Đông, có hình giống cá ngựa nghiêng đầu về phía trước. Đảo cách thành phố Hội An khoảng 19 km. Quần đảo Cù Lao Chàm có trên 1.500 ha rừng tự nhiên và 6.700 ha mặt nước. Cho đến nay chưa có những nghiên cứu hệ thống về khu hệ động vật ở đây. Trong khảo sát sơ bộ để lập hồ sơ thành lập khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đã ghi nhận 8 loài lưỡng cư và 9 loài bò sát.

Để có những dẫn liệu mới bổ sung cho khu hệ lưỡng cư, bò sát của Việt Nam và tính đặc trưng của khu hệ lưỡng cư, bò sát ở đảo Cù Lao Chàm, cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên động vật ở khu vực này.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của lưỡng cư, bò sát ở Đảo Hòn Lao, xã Tân Hiệp, Thành phố Hội An làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các loài lưỡng cư, bò sát tại đảo Hòn Lao, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: đảo Hòn Lao, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Nội dung nghiên cứu

- Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở Đảo Hòn Lao

- Phân bố của lưỡng cư, bò sát ở Đảo Hòn Lao

- Hiện trạng lưỡng cư, bò sát và một số biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên lưỡng cư, bò sát ở Đảo Hòn Lao, xã Tân Hiệp, Thành phố Hội An.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học mới bổ sung cho khu hệ lưỡng cư, bò sát của Việt Nam và tính đặc trưng của khu hệ lưỡng cư, bò sát ở đảo Cù Lao Chàm. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Sinh học và là cơ sở khoa học đáng tin cậy và có giá trị đối với địa phương trong việc quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững.

+  Kết quả của đề tài sẽ chuyển giao cho các Trường Đại học hoặc cơ quan quản lý của địa phương.

  + Địa chỉ áp dụng: Sinh viên chuyên ngành động vật học, Chi cục Kiểm lâm Thành phố Hội An.

marriage affairs open i want an affair
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn