Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,481,249

 ẨN DỤ NGỮ PHÁP TRONG THI CA
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Giã Thị Tuyết Nhung, Phan Văn Hòa
Nơi đăng: Tạp Chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa; Số: Vol.6-No.02 ISSN 2525-2674;Từ->đến trang: 233-251;Năm: 2023
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Halliday và Martin (1985, 1992) nhìn nhận ẩn dụ ngữ pháp như là nguồn lực phong phú để diễn đạt nghĩa, có chức năng nén thông tin, tạo tính liên nhân trong giao tiếp và tính mạch lạc trong cấu tạo văn bản. Với đặc trưng và chức năng như vậy, ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong nhiều thể loại văn bản khác nhau kể cả trong thi ca. Thi ca là một thể loại văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất về mặt tổ chức ngôn ngữ trong đó có vần điệu và các quy luật phối âm riêng dưới dạng nghệ thuật cao. Để tìm hiểu đặc trưng và các chức năng của ẩn dụ ngữ pháp trong thi ca, bài nghiên cứu nhận diện và phân tích các yếu tố cấu thành ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm, ẩn dụ ngữ pháp liên nhân và ẩn dụ ngữ pháp văn bản bằng cách lấy mô hình các loại ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các bài thơ “Đôi mắt sáng nhìn lên” (Hoài Hương, 1966), “Quê hương” (Giang Nam, 1960) và “Núi Đôi” (Vũ Cao, 1956). Bài báo này là một sự vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống vào nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp trong một số bài thơ tiếng Việt với hy vọng góp một phần nào đó về mặt lý thuyết và thực hành. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ẩn dụ ngữ pháp liên nhân xuất hiện nhiều nhất -17 lần chiếm 36%, ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm và ẩn dụ ngữ pháp văn bản có tần số xuất hiện như nhau -15 lần, chiếm 32% mỗi loại.
ABSTRACT
Halliday and Martin (1985, 1992) confirmed that grammatical metaphor is a resource for expressing meaning with the function of packing information, creating interpersonal links in communication and the coherence in text. With such features and functions, grammatical metaphors can appear in many different types of texts, including poetry. Poetry is a literary genre presented in the most concise form in terms of linguistic organizations, including rhyme and its own rules of arrangement in a highly artistic form. To investigate the characteristics and functions of grammatical metaphors in poetry, this study aims to identify and analyze the constitutive elements of ideational grammatical metaphor, interpersonal grammatical metaphor and textual grammatical metaphor by modeling various types of grammatical metaphors appearing in poems “Doi mat sang nhin len” (Hoai Huong, 1966), “Que huong” (Giang Nam, 1960) and Nui Doi (Vu Cao, 1956). This article is an application of Systemic Functional Linguistics to the study of grammatical metaphor in Vietnamese poems with the hope of making a partial contribution to theoretical and practical aspects involved. The results of the study show that interpersonal grammar metaphors appear the most -17 times about 36%, ideational grammatical metaphors and textual grammatical metaphors have the same frequency -15 times, accounting for 32% of each type.
[ ẩn dụ ngữ pháp trong thi ca.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn