Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 111,199,125

 Ứng dụng phương thức biểu hiện nghĩa kinh nghiệm qua diễn đạt tương thích và diễn đạt ẩn dụ
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: GIA THI TUYET NHUNG - PHAN VAN HOA - MAI THI THUY DIEM
Nơi đăng: TC NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG; Số: Số 11a(346)-2023;Từ->đến trang: 12-24;Năm: 2023
Lĩnh vực: Ngôn ngữ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
TÓM TẮT: Bài nghiên cứu nhằm xây dựng các phương thức của ẩn dụ ngữ pháp để biểu đạt nghĩa kinh nghiệm và đề xuất ứng dụng. Trên cơ sở lí thuyết về ẩn dụ ngữ pháp trong ngôn ngữ học chức năng hệ thống (Halliday, 1985), bài viết nhận diện và thu thập 100 mẫu diễn đạt nghĩa kinh nghiệm gồm 50 mẫu tương thích và 50 mẫu ẩn dụ trong các văn bản chính luận. Qua mô tả và phân tích ngữ liệu, bài viết đã khái quát thành 3 nhóm phương thức chuyển đổi: (1) từ diễn đạt tương thích sang diễn đạt ẩn dụ, (2) từ diễn đạt ẩn dụ sang diễn đạt tương thích và (3) từ diễn đạt ẩn dụ này sang diễn đạt ẩn dụ khác. Khảo sát cho thấy, các phương thức chuyển đổi từ diễn đạt tương thích sang diễn đạt ẩn dụ và từ diễn đạt ẩn dụ sang diễn đạt ẩn dụ khác thường sử dụng danh hóa như một phương tiện chính và có xu hướng giảm cấp từ phức thể mệnh đề đến mệnh đề và từ mệnh đề đến cụm danh từ; ngược lại, phương thức chuyển đổi từ diễn đạt ẩn dụ sang diễn đạt tương thích lại có xu hướng tăng cấp và rất ít khi sử dụng danh hóa. Ngoài ra, phương thức chuyển đổi phi danh hóa được phát hiện như một phương thức bổ sung sự lựa chọn các yếu tố ngữ pháp - từ vựng để diễn đạt nghĩa trong văn bản. Nghiên cứu tiếp tục ứng dụng các phương thức chuyển đổi theo phương pháp phi thực nghiệm đối với các lớp tiếng Anh qua hệ thống các bài tập; kết quả cho thấy, phần lớn sinh viên ứng dụng tốt các phương thức diễn đạt để nâng cao kĩ năng viết. TỪ KHÓA: Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm; phương thức diễn đạt; danh hóa; phi danh hóa; kĩ năng viết
ABSTRACT
Abstract: The research aims at building grammatical metaphor modes to express ideational meaning. Based on the theory of grammatical metaphor in Systemic Functional Linguistics (Halliday, 1985), the article identifies and collects 100 samples of ideational meaning expression, including 50 congruent samples and 50 metaphorical samples in publicistic texts. Through description and analysis of these samples, the article has generalized 3 groups of transforming modes: (1) from congruent expressions to metaphorical expressions, (2) from metaphorical expressions to congruent expressions and (3) from one metaphorical expression to another. The survey shows that the transforming modes from congruent expressions to metaphorical expressions and from metaphorical expressions to other metaphorical expressions often use nominalization as the main means and tend to “downgrading”; on the contrary, transforming modes from metaphorical expression to congruent expression tends to “upgrading” and rarely uses nominalization. The non-nominalization is also discovered as a means of supplementing the choice of grammatical-lexical elements to express meaning in the text. Finally, the research introduces non-experimental applications to English classes through a system of exercises; the results show that the majority of learners apply these transforming modes well to improve their writing skill. Key words: Ideational grammatical metaphor; mode of expression; nominalization; nonnominalization; writing skills
[ 2024\2024m06d05_15_10_18Bai_bao_so_11-_Ung_dung_ADNP.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn