Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,056,642

 Chính sách ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp xã hội Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Lê Đình Quang Phúc
Nơi đăng: Hội thảo Khoa học Quốc gia "Hệ thống Tài chính - Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung - Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ" DCFB 2020; Số: ISBS: 978-604-84-5312-1;Từ->đến trang: 255-260;Năm: 2020
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Doanh nghiệp xã hội là mô hình giao thoa giữa doanh nghiệp truyền thống và tổ chức xã hội phi lợi nhuận đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, dưới góc độ pháp luật, doanh nghiệp xã hội được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014. Với đặc trưng là được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, ngoài mục tiêu sinh lợi như những doanh nghiệp truyền thống khác, còn nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng phần lớn tổng lợi nhuận hằng năm (ít nhất 51%) để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoặc môi trường như đã cam kết, doanh nghiệp xã hội là “người bạn đồng hành” của Nhà nước trong việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, số doanh nghiệp xã hội đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn còn rất khiêm tốn. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là các chính sách ưu đãi đối với mô hình doanh nghiệp này còn chưa rõ ràng và cụ thể, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích, làm rõ những bất cập và đề xuất những khuyến nghị hoàn thiện chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy cho doanh nghiệp xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững.
ABSTRACT
Social enterprises which are a cross between traditional enterprises and non-profit social organizations, are more and more popular all around the world. In Vietnam, from a legal perspective, social enterprises were first recognized in the Law on Enterprises No. 68/2014/QH13 adopted by the National Assembly on November 26, 2014. The characteristic of social enterprises is to be established in accordance with the law on enterprises, in addition to the profitability goal of other traditional businesses, but also to solve social and environmental issues for the benefit of the community. and use most of the total annual profit (at least 51%) to reinvest to meet the committed social or environmental goals. Thus, social enterprises are the "companion" of the State in the sustainable socio-economic development of the country. However, so far, the number of social enterprises registered under the Enterprise Law 2014 is still very small. One of the reasons for this situation is that the preferential policies for this business model are not clear and specific, especially tax incentives. From the research results, the author analyzes, clarifies inadequacies and recommends recommendations to to complete the preferential policies on tax to encourage, support and promote social enterprises.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn