Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,741,645

 Hoàn thiện khung pháp lý cho doanh nghiệp xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội bền vững tại Việt Nam
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Lê Đình Quang Phúc
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam; Số: 04(134)/2020;Từ->đến trang: 58-67;Năm: 2020
Lĩnh vực: Chưa xác định; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Doanh nghiệp xã hội với đặc trưng là mô hình giao thoa giữa doanh nghiệp thông thường và tổ chức xã hội phi lợi nhuận đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Chính vì sự giao thoa này, các doanh nghiệp xã hội khi thực hiện hoạt động kinh doanh đã không hoàn toàn nhắm đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà phải đảm bảo thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, giúp xã hội phát triển bền vững. Tại Việt Nam, dưới góc độ pháp luật, doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 (sau đây gọi là Luật Doanh nghiệp 2014). Tuy nhiên, cho đến nay, số doanh nghiệp xã hội đăng ký thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn còn rất khiêm tốn. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là vấn đề khuôn khổ pháp lý chưa thực sự khuyến khích, thậm chí còn cản trở sự phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích, làm rõ những bất cập và đề xuất những khuyến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp xã hội phát triển tại Việt Nam, đặc biệt, trong bối cảnh Quốc hội đang xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
ABSTRACT
Social enterprises, characterized by the intersection of ordinary enterprises and non-profit social organizations, are more and more popular all around the world. Because of this interference, social enterprises when conducting business activities are not entirely aimed at maximizing profits but must ensure the implementation of the goal of solving social problems. In Vietnam, from a legal perspective, social enterprises were first recognized in the Law on Enterprises No. 68/2014/QH13 adopted by the National Assembly on November 26, 2014 (the Law on Enterprises 2014). However, so far, the number of social enterprises registered is still very modest. One of the reasons for this situation is that the legal framework has not really encouraged or even hindered the development of social enterprises in Vietnam. From the research results, the author analyzes, clarifies inadequacies and recommends recommendations to improve the legal framework for social enterprises to develop in Vietnam, especially, in the context that the National Assembly is considering amending and supplementing the Law on Enterprises 2014 and other relevant legal documents.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn