Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,431,152

 “Hoạt tính gây độc Tế bào Ung Thư máu của dịch chiết cây vối thuốc Schima Wallichii Thu hái ở Quảng Trị”
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Nguyễn Yến Nhi, Trần Thị Thùy Linh, Lê Tuấn Anh, Võ Thị Lệ Mỹ, Trần Thị Phước May, Phạm Trần Vĩnh Phú, Huỳnh Lời, Văn Phạm Kim Thương, và Trần Mạnh Hùng.
Nơi đăng: Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng; Số: p.h 11.1;Từ->đến trang: 57-62;Năm: 2022
Lĩnh vực: Y - Dược; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Trong quá trình tìm kiếm các thực vật tự nhiên để hỗ trợ điều trị ung thư, nhóm tác giả đã phát hiện ra dịch chiết cồn của Vối thuốc Schima wallichii họ Chè Theacea ở Quảng Trị có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các dòng tế bào ung thư. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các phân đoạn phân cực là ethyl acetate và nước của lá và cành Vối thuốc có khả năng gây độc lên nhiều dòng tế bào ung thư đặc biệt là dòng ung thư máu HL-60 và KG. Hai phân đoạn này tác động lên PARP protein, và kích hoạt hệ enzyme caspase bao gồm hai loại cysteine-aspartic acid protease là caspase-3 và caspase-9 thông qua quá trình biểu hiện protein bằng phương pháp Western Blot. Như vậy, có thể nhận định cả hai phân đoạn này đều chứa những hoạt chất có thể tương tác vào DNA của tế bào ung thư máu thông qua con đường tác động lên enzyme caspase và PARP. Điều này có thể làm định hướng trong các nghiên cứu từ cây Vối thuốc theo hoạt tính dẫn đường để tìm kiếm các hoạt chất chống ung thư.
ABSTRACT
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn