Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,075,810

 Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Kon Tum
Chủ nhiệm:  Phan Thị Thanh Trúc; Thành viên:  A lăng Thớ, Phan Thị Nhung, Nguyễn Thị Ngọc Lợi, Nguyễn Tố Như
Số: Đ2015-08-19 ; Năm hoàn thành: 2016; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Kinh tế

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, vị trí địa lý và cảnh quan, Kon Tum có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Cụm ngành du lịch tỉnh Kon Tum đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực của du lịch như ô nhiễm môi trường, giá trị văn hóa đang bị mai một, thương mại hóa theo hướng làm giảm nét đặc trưng thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế cũng như hạn chế trong sự phát triển du lịch về chất lượng nguồn nhân lực, sự phát triển chưa tương xứng của các dịch vụ hỗ trợ.

Chính vì vậy, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp như phỏng vấn chuyên gia, thảo luận tay đôi với chủ doanh nghiệp, khảo sát dữ liệu khách hàng… nhằm tìm kiếm những điểm hạn chế và điểm mạnh đối với cụm ngành này.

Kết quả cho thấy những vấn đề Kon Tum đang gặp phải trong quá trình phát triển cụm ngành du lịch là (i) nguồn nhân lực du lịch yếu và thiếu; (ii) cơ sở hạ tầng, các ngành hỗ trợ phát triển chưa tương xứng; (iii) khó bảo tồn tính độc đáo, bản sắc văn hóa và giá trị cảnh quan thiên nhiên của các điểm du lịch.

Hiện du lịch đang đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Kon Tum. Tuy nhiên, cụm ngành du lịch cần được phát triển theo hướng bền vững, không chỉ chú trọng vào lợi ích trước mắt mà cần đảm bảo lợi ích lâu dài, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tài nguyên du lịch, môi trường, phân chia lợi ích hài hòa giữa giữa doanh nghiệp và người dân địa phương. Kon Tum cần phải thực hiện ngay các giải pháp về đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, bảo vệ tài nguyên… để tránh nguy cơ du lịch đại chúng phá hủy nhanh chóng môi trường du lịch đồng thời xem xét các giải pháp để thu hút khách quốc tế có khả năng chi trả cao. Phát triển du lịch bền vững cần được lên kế hoạch từ ban đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hóa, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên. Về lâu dài, du lịch bền vững sẽ tạo ra được nguồn lợi tức như du lịch đại chúng nhưng lợi ích ở lại với địa phương nhiều hơn và bảo tồn được giá trị văn hóa, tài nguyên du lịch và môi trường. 

- Tên bài báo: Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành du lịch tỉnh Kon Tum, tạp chí Khoa học Đại học Đà Nẵng, số 4 (101). 2016.

- Thư viện Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn