Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,336,561

 Mạng ngữ nghĩa của giới từ 'in' trong Tiếng Anh và 'trong' trong tiếng Việt
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Mai Thi Phuong Thao
Nơi đăng: JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY; Số: 18(2);Từ->đến trang: 54-60;Năm: 2020
Lĩnh vực: Ngôn ngữ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài báo xem xét mạng ngữ nghĩa từ vựng thông qua việc khảo sát vắn tắt giới từ 'in' trong tiếng Anh và từ tương đương 'trong' trong tiếng Việt. Được phân tích trong hệ thống ngôn ngữ học tri nhận, bài nghiên cứu đã đưa ra 6 nhóm nghĩa của giới từ 'in' dựa theo nghiên cứu của Tyler và Evans, từ đó bằng phương pháp so sánh, đối chiếu, chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về cách hình thành ý niệm thế giới quan thông qua nhận định không gian của người nói hai ngôn ngữ. Sự khác nhau này là xuất phát từ thói quen cư trú của người dân Việt từ ngàn xưa tạo nên những nét văn hóa đặc trưng. Lý do quan trọng hơn hết là do sự khác nhau trong việc hình thành bản đồ tri nhận. Do vậy, khi người nước ngoài học tiếng Việt hay người Việt học tiếng Anh cần phải nắm được bản đồ tri nhận này giữa hai ngôn ngữ. Phần cuối cùng của bài báo nêu lên một số kiến nghị giúp biên dịch/ biên phiên dịch có cái nhìn tổng quan để tránh một số lỗi có thể mắc phải trong quá trình chuyển dịch ngôn ngữ thuộc về không gian, cụ thể là giới từ 'in' trong tiếng Anh và 'trong' trong tiếng Việt.
ABSTRACT
This article explores the lexico-semantic network through a brief examination of the English preposition 'in' and its equivalent 'trong' in Vietnamese. Working within a cognitive linguistic framework, the investigation presents the six clusters of senses of the preposition 'in' based on Tyler and Evans’ research, thereby, via the contrastive analysis approach, indicating the similarities and differences in the way speakers of the two languages conceptualize the world via their spatial configuration. The differences result from the cultural features of Vietnamese in their early settlement custom which have shaped their distinctive cultural habits. The major reason lies in the formation of cognitive mappings of the Vietnamese. As a result, it is necessary for foreign learners of Vietnamese or Vietnamese learners of English to master cognitive mappings of both languages. Finally, the article puts forward some suggestions to provide an overview for translators/interpreters to avoid possible mistakes in translating spacial language, specifically the English preposition “in” and the Vietnamese “trong”.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn