Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,045,376

 Phân tích chức năng của mệnh đề hành vi biểu thị hành vi cười trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Phan Van Hoa*, Tran Huu Phuc, Nguyen Thi Tu Trinh
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN; Số: Số 6(103).2016;Từ->đến trang: 76;Năm: 2016
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Trong khung lý thuyết ngữ pháp chức năng của mình, Halliday[4] đưa ra 3 loại nghĩa: Nghĩa văn bản, nghĩa liên nhân và nghĩa kinh nghiệm. Nghĩa kinh nghiệm được biểu hiện qua sáu diễn trình:vật chất, tinh thần, quan hệ, hành vi, phát ngôn, và tồn tại. Trong đó, các diễn trình thể hiện hành vi cười thuộc vào diễn trình hành vi. Cười, không chỉ là biểu hiện cảm xúc mà còn là biểu hiện một chức năng giao tiếp - xã hội. Cười được xem là diễn trình thể hiện cảm xúc phổ niệm của con người. Tuy nhiên, ngôn ngữ diễn tả hành vi cười lại có những đặc trưng vùng miền. Bài báo này nhằm giải mã những biểu hiện ngôn ngữ liên quan đến ý nghĩa nụ cười và mô tả khung hành vi được mã hóa trong ngôn ngữ. Dựa vào cách tiếp cận nghĩa kinh nghiệm của Halliday và qua khảo sát tám truyện ngắn và tiểu thuyết, bài báo tập trung làm sáng tỏ: (1) mẫu thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi cười, (2) chức năng các tham thể, (3) ý nghĩa xã hội qua hành vi cười.
ABSTRACT
In his framework of functional grammar, Halliday [4] determines three kinds of meaning called textual, interpersonal and experiential. The experiential meaning is expressed in 6 process types: material, mental, relational, behavioral, verbal, and existential. Among them, smiling belongs to behavioural processes. Smiling not only serves as emotional expression functions but also has significant communicative and social ones. Smiling is considered as a universal emotion of human beings. However, the language used to express smiling could have dialects that differ subtly from each other. This paper is aimed at interpreting the linguistic expressions related to the meaning of smiling and describing the patterns of behavioural processes encoded in language. Based upon Halliday’s [4] experimental meaning analysis and the data collected in eight short stories and novels, this paper focuses on highlighting: (1) patterns of smiling processes, (2) functions of participants in smiling processes and (3) social functions of smiling.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn