Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,392,117

 MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH LÀM MÁT CƯỠNG BỨC TẤM PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CÓ CÀI ĐẶT BỘ TẠO RỐI DÙNG PHẦN MỀM LABVIEW
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: MINH MAN PHAM, PHUOC DINH TRAN
Nơi đăng: HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ LẦN 3 NĂM 2021 (YSC 2021); Số: YSC3F.229;Từ->đến trang: 275-284;Năm: 2021
Lĩnh vực: Kỹ thuật; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Ứng dụng phần mềm Labview để thực hiện mô hình hóa quá trình điều khiển và làm mát cho tấm pin năng lượng mặt trời và đánh giá hiệu quả làm việc của hệ thống ở các chế độ khác nhau là rất cần thiết. Trong quá trình thực hiện, việc kết hợp hai nguồn làm mát là nước và khí thông qua quạt gió nhằm tăng hiệu suất của cả hệ thống khi làm việc. Trong nghiên cứu và kết quả của bài báo trình bày việc làm giảm nhiệt độ của tấm pin đảm bảo không vượt quá nhiệt độ định mức, bằng cách tăng dòng rối khi phun nước kết hợp quạt gió trong khoảng thời gian bức xạ từ ánh sáng mặt trời làm quá nhiệt bề mặt nhằm tăng hiệu quả của tấm pin. Kết quả mô phỏng suốt quá trình làm mát kết hợp cho thấy nhiệt độ tại bề mặt và hiệu suất tỉ lệ nghịch, khi tăng cường làm mát cưỡng bức thì nhiệt độ giảm nhanh và hiệu suất tăng đáng kể trong các giai đoạn làm mát và mô phỏng. Điểm mới được thể hiện rõ khi tăng cường làm mát khi kết hợp phun nước và có quạt gió có thiết bị tạo dòng rối thì hiệu quả của tấm pin cao hơn nhiều so với từng giai đoạn làm mát riêng lẽ.
ABSTRACT
During the summer season in Vietnam, when the weather is extremely hot, radiation from the sun significantly increases the temperature difference between the upper and lower parts of solar panels, making their heat resistance go beyond the limit level. Cooling is thus very important to maintain the efficiency of solar cells. Modelling the process of cooling is crucial in providing insights into how this process works and which cooling methods are effective. In this paper, we used LabVIEW software to model the controlling and cooling of solar panels and evaluate their efficiency. During the cooling process, we combined two sources which is water and air released by ventilators to produce turbulence flow. We measured the temperature of solar panels and their energy efficiency during this combined cooling process. Simulation results show that the surface temperature was in inverse proportion to the efficiency during the integrated cooling process; the temperature decreased rapidly while the efficiency of solar panels increased dramatically. When comparing our results with those obtained during water spray cooling and during air forced cooling, we found that the efficiency of solar panels was significantly higher during the combined cooling process than that achieved during the separate cooling processes.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn