Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,077,475

 Phương pháp số xây dựng đồ thị trạng thái phá hủy kết cấu do động đất
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đặng Công Thuật, Bùi Thiên Lam, Trần Quang Hưng
Nơi đăng: Tuyển tập hội nghị Cơ học kỹ thuật toàn quốc, Đà Nẵng, 03-05/08/2015; Số: tập 1;Từ->đến trang: 290-300;Năm: 2015
Lĩnh vực: Kỹ thuật; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Đồ thị trạng thái phá hủy biểu diễn mối quan hệ giữa xác suất phá hủy và đại lượng đặc trưng cho cường độ địa chấn của động đất, nó có thể được thiết lập thông qua thực nghiệm từ các số liệu đo đạc về thiệt hại của kết cấu sau những trận động đất thực tế, hoặc dựa trên những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực kháng chấn, hay được hình thành bởi mô phỏng số. Trong cách tiếp cận mô phỏng số, hiện nay tồn tại ba phương pháp phổ biến: phương pháp co giản cường độ địa chấn theo tỷ lệ xích (SIS - Scaled Seismic Intensity), phương pháp ước lượng khả năng tối đa (MLE - Maximum Likelihood Estimation) và phương pháp dựa trên các mô hình nhu cầu và khả năng địa chấn (PSDM/PSCM Probabilistic Seismic Demand Model/Probabilistic Seismic Capacity Model). Các phương pháp cùng song song tồn tại và phát triển độc lập, cơ sở để lựa chọn một phương pháp trong số ba phương pháp này để thiết lập đồ thị trạng thái phá hủy là không rõ ràng do thiếu các nghiên cứu so sánh. Do đó mục tiêu của nghiên cứu này là thực hiện một nghiên cứu so sánh ba phương pháp (SSI, MLE và PSDM / PSCM) dựa trên kết quả tham chiếu của phương pháp mô phỏng Monte Carlo thông qua các ví dụ số.
ABSTRACT
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn