Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,150,319

 Thiết kế trò chơi học tập giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trần Hồ Uyên
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học và Giáo dục - Trường ĐHSP - ĐHĐN (Ngành Toán, Ngôn ngữ học, Văn học); Số: 21(04);Từ->đến trang: 120;Năm: 2016
Lĩnh vực: Giáo dục; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Sử dụng trò chơi học tập là một trong những phương pháp hiệu quả để giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường thông qua sử dụng trò chơi học tập ở giáo dục mầm non hiện nay chưa đạt hiệu quả do sự thiếu hụt về tài liệu hướng dẫn và các trò chơi mẫu. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu về nguyên tắc, quy trình thiết kế và giới thiệu 5 trò chơi học tập giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Kết quả thực nghiệmcho thấy khi sử dụng các trò chơi này, khả năng quan sát và giải quyết nhiệm vụ chơi, thái độ tích cực đối với các trò chơi, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ ở nhóm thực nghiệm đều tăng lên rõ rệt và cao hơn so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ trẻ đạt mức độ tốt ở 3 tiêu chí trên sau thực nghiệm lần lượt là 74%, 83%, 77% (trước thực nghiệm là 14%, 23%, 14%; ở nhóm đối chứng là 31%, 37%, 34%).
ABSTRACT
Using learning games is one of the effective methods for educating kindergartners about the environment. However, at present, environmental education via the use of learning games in preschool education has not been effective due to lack of instructional documentation and sample games. This article presents results from a study on principles, design as well as introduces 5 learning games to educate preschool children aged from 5 to 6 about the environment. Experimental results show that the use of these games has led to a significant increase in observation capacity, problem-solving ability, positive attitude towards the games, awareness of environmental protection among children of the experimental group compared to the control group. The percentages of children reaching good levels in the three above indicators are 74%, 83%, 77% (prior to experiment: 14%, 23%, 14%; for the control group: 31%, 37%, 34%).
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn