Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,665,968

 Giải pháp phát triển cà phê ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trần Quốc Hùng, Bùi Đức Phi Hùng
Nơi đăng: Nhà xuất bản khoa học xã hội; Số: ISBN:978-604-956-652-3;Từ->đến trang: 367-392;Năm: 2019
Lĩnh vực: Nông lâm ngư; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Với điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, khu vực Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung cây công nghiệp có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè... góp phần quan trọng vào phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung trên thị trường trong nước và quốc tế. Cà phê Tây Nguyên chiếm hầu hết diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam, trở thành cây trồng có ưu thế tuyệt đối của vùng, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới (đứng số 1 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê vối). Hiện nay, tổng diện tích cà phê của vùng Tây Nguyên là hơn 570 nghìn ha, chiếm gần 90% diện tích cà phê của cả nước. Giá trị sản xuất do cà phê mang lại đạt hơn 53 nghìn tỷ đồng/năm, chiếm hơn 41% tỷ trọng ngành nông nghiệp của vùng Tây Nguyên. Đây là cây trồng đã và đang giúp khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của vùng. Trong những năm gần đây, nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng thành công (từ khâu giống đến kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản và chế biến), tuy nhiên do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên bị khô hạn, năng suất giảm. Các công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê đã được nghiên cứu và áp dụng để khắc phục điều kiện thời tiết bất lợi và bước đầu cho kết quả tốt. Một trong những khó khăn của sản xuất cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là diện tích cà phê tái canh lớn, việc đầu tư chế biến sâu còn nhiều hạn chế, xuất khẩu chủ yếu ở dạng sản phẩm thô nên giá trị gia tăng không cao. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cà phê, khẳng định thương hiệu cà phê trên thị trường thế giới là hướng đi thực tiễn, cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển cà phê Việt Nam vươn ra tầm châu lục, thế giới.
ABSTRACT
With suitable soil and climate conditions for many crops, the Central Highlands region has established specialized production areas focusing on large-scale industrial plants on coffee, black pepper, rubber, cashew , tea plays an important role in the development of the agricultural sector in particular, the economy - society in general on the domestic and international markets. Highlands Coffee accounts for most of the area and production of Vietnamese coffee, becoming an absolute dominant crop of the region, contributing to making Vietnam become the second largest coffee producer and exporter gender (ranked No. 1 in the world of Robusta coffee production and export). Currently, the total coffee area of ​​the Central Highlands is more than 570 thousand hectares, accounting for nearly 90% of the country's coffee area. The production value brought about by coffee reached more than VND 53 trillion / year, accounting for more than 41% of the agricultural sector in the Central Highlands. This is a crop that has been exploiting the potential and strengths of the region. In recent years, many technological advances have been successfully applied (from seeding to cultivation, preliminary processing, preservation and processing), but due to the impacts of climate change and many growing areas. coffee in the Central Highlands is drought, productivity is reduced. Economical irrigation technologies for coffee have been studied and applied to overcome unfavorable weather conditions and initially give good results. One of the difficulties of coffee production in the Central Highlands is now a large area of ​​coffee replanting, investment in deep processing is limited, export is mainly in the form of raw products, so the value added high. Applying high technology in coffee production, affirming that coffee brand in the world market is a practical way, it is necessary to have synchronous solutions to develop Vietnamese coffee reaching the continent.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn