Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,733,451

 Nhận diện một số giá trị văn hóa sinh thái của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo hướng tiếp cận phát triển bền vững vùng
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: TS. Trần Thị Mai An*
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN; Số: Số 10(119).2017;Từ->đến trang: 51;Năm: 2017
Lĩnh vực: Môi trường; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Thời gian gần đây, trong bức tranh nghiên cứu về Tây Nguyên, nhiều học giả đã đặt vấn đề văn hóa sinh thái Tây Nguyên như một nội dung quan trọng khi tiếp cận bàn về sự phát triển bền vững vùng. Trong lý luận của khoa học nhân học, chúng ta biết rằng đặc điểm văn hóa sinh thái luôn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, bởi lẽ quy luật sinh tồn cho thấy bất kỳ sinh vật nào muốn tồn tại cũng phải thể hiện bản năng thích nghi với môi trường tự nhiên; và con người cũng không thể thoát khỏi quy luật ấy. Bài viết này, trong giới hạn thuộc lĩnh vực văn hóa vật chất, dựa trên các phân tích về sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên vùng Tây Nguyên, sẽ chỉ ra các giá trị văn hóa sinh thái các tộc người thiểu số nơi đây nhằm nhấn mạnh hơn sự cần thiết trong việc chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa con người và môi trường trong bối cảnh hướng đến một sự phát triển bền vững cho vùng.
ABSTRACT
Recently, in the studies on highlands, researchers have put forward ecological culture in Highlands as the main content in the approach of the sustainable development of the region. According to the theory of anthropology/ethnology, ecological culture has always contributed to the cultural identity of a nation. This is because the law of existence shows that any living creature must adapt to the natural environment by instinct; and humans cannot help following this rule. This paper, within the field of material culture, based on the analysis of humans’ adaptation to the natural environment in Highlands, points out ecological cultural values of the minority groups to highlight the essential of the focus on the construction of relationship between humans and nature in the context of sustainable development of Highlands.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn