Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 106,036,536

 Thiết kế và thực hiện đo lường đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo - minh họa qua ví dụ chuẩn đầu ra "có khả năng xác định, hình thành và giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp"
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đinh Thành Việt, Trần Thị Hà Vân
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đại học trong tình hình mới"; Số: ISBN: 978-604-73-7609-4;Từ->đến trang: 217-228;Năm: 2020
Lĩnh vực: Giáo dục; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Việc đo lường đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là rất cần thiết để thực hiện cải tiến chương trình đào tạo cũng như để đáp ứng một số mốc chuẩn quan trọng và khó liên quan đến vấn đề kiểm tra đánh giá đối với chương trình đào tạo trong bảng hướng dẫn đánh giá trong các văn bản số 1668/QLCL-KĐCLGD và 1669/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2019 của Cục Quản lý Chất lượng. Để có thể triển khai được việc này cần có sự chuẩn bị cẩn thận từ khâu thiết kế cho đến thực hiện đo lường và đánh giá mức độ người học đạt được các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cũng như tập huấn kỹ lưỡng cho các giảng viên tham gia giảng dạy cho chương trình đào tạo. Bài báo trình bày về việc thiết kế, xây dựng kế hoạch đánh giá và thực hiện đo lường mức đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trong mối liên kết với các chuẩn đầu ra học phần, minh họa cụ thể qua ví dụ về một chuẩn đầu ra chương trình đào tạo khá phổ biến là “Người học có khả năng xác định, hình thành và giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp”. Từ chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đã nêu, giảng viên thiết kế chuẩn đầu ra học phần tương ứng, phương pháp giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá các khả năng này của người học trong học phần có dự án. Người học được yêu cầu đi thực tế để phát hiện vấn đề, đề xuất các ý tưởng hình thành vấn đề và giải pháp giải quyết vấn đề với giảng viên. Thông qua báo cáo thuyết trình sản phẩm cuối cùng của dự án và các rubric tương ứng, giảng viên có thể thu thập dữ liệu và đánh giá được mức độ của người học đạt được chuẩn đầu ra này trong học phần. Tổng hợp kết quả đo lường qua các học phần có liên quan đã thiết kế sẽ cho kết quả đo lường mức đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Kết quả minh họa có thể sử dụng chung để thiết kế, đo lường và đánh giá mức độ đạt các chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, đáp ứng các mốc chuẩn đảm bảo và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo có liên quan theo Thông tư 04/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các yêu cầu tương ứng trong tiêu chuẩn AUN-QA phiên bản 4.0 của Mạng lưới các Trường Đại học Đông Nam Á.
ABSTRACT
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn