Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,049,614

 Nghiên Cứu Về Định Vị Trong Hệ Thống Internet Vạn Vật Sử Dụng Công Nghệ Truyền Thông Ánh Sáng Khả Kiến
Chủ nhiệm:  TS. Trần Thế Sơn; Thành viên:  PGS.TS. Huỳnh Công PhápTS. Vương Công ĐạtTS. Dương Hữu ÁiPGS.TS. Nguyễn Tấn HưngTS. Đỗ Trọng Hợp
Số: 15/HĐ-KHCN-2020 ; Năm hoàn thành: 2022; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Khoa học công nghệ

            Sự phát triển không ngừng của Internet of Things (IoT) kêu gọi sự đáp ứng về các giải pháp công nghệ để hiện thực hóa chúng một cách hiệu quả. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của hệ thống IoT là phương thức kết nối. Truyền thông không dây thường được lựa chọn cho mạng truy cập IoT để đáp ứng tính linh hoạt và di động. Hiện nay, sóng điện từ (RF) đang được sử dụng để kết nối các thiết bị trong hệ thống IoT. Tuy nhiên, băng thông RF thấp không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng số lượng các thiết bị kết nối. Hơn thế nữa, công nghệ RF có những giới hạn nhất định khi tích hợp vào hệ thống di động thế hệ thứ 5 (5G), đây là một trong những công nghệ đóng vai trò chính trong tầm nhìn phát triển của IoT. Cụ thể, công nghệ 5G đòi hỏi kết nối tốc độ dữ liệu cao, vì vậy, băng thông tín hiệu phải lớn hơn 30 GHz. Mặt khác, trong hệ thống 5G, các thiết bị điện tử và ăng-ten có độ lợi cao buộc hoạt động ở dải tần mm trở lên. Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu phát triển công nghệ kết nối sóng mm. Giới hạn của tín hiệu dải tần mm là yêu cầu kết nối có tính định hướng cao hay nói cách khác là một đường truyền LOS (light of sight). Những thách thức này đang là rào cản cho việc triển khai mạng 5G nói chung và IoT nói riêng. Do vậy,  công nghệ truyền thông ánh sáng nhìn thấy (VLC) được đề xuất là giải pháp thay thế cho công nghệ RF. Ưu điểm của công nghệ VLC là có thể cung cấp kết nối tốc độ cao (380nm - 780nm). Bên cạnh đó, vấn đề định vị (positioning) thiết bị trong IoT cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hóa hệ thống. Xét về vấn đề này, công nghệ VLC có nhiều điểm vươt trội so với RF. Thứ 1, định vị dựa vào VLC không chịu tác động của nhiễu đa đường như RF. Thứ 2, với tốc độ dữ liệu cao của hệ thống VLC sẽ cung cấp vị trí thiết bị kết nối với độ trễ thấp. Thứ 3, trong hệ thống VLC, ánh sáng từ các đèn LED (light emiting diode) được sử dụng để điều chế thông tin, máy thu (có thể photodiode, camera) sẽ giải điều chế và xử lý tín hiệu. Việc LED được sử dụng như một thiết bị truy cập kết nối sẽ tiết kiệm được chi phí lắp đặt hệ thống do bởi LED được sử dụng hầu hết thiết bị chiếu sáng hiện nay. Chính vì thế, nghiên cứu về định vị trong hệ thống internet vạn vật sử dụng công nghệ truyền thông ánh sáng khả kiến vừa đáp ứng được tính khoa học và thực tiễn.

 


© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn