Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 109,881,743

 Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng xi măng đến cường độ chịu nén của vật liệu cọc đất xi măng - SCP trong phòng thí nghiệm
Chủ nhiệm:  Th.S Đỗ Hữu Đạo; Thành viên:  ThS. Nguyễn Văn Quyền, KS. Vũ Hoàng Trí
Số: Đ2012-02-25 ; Năm hoàn thành: 2012; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Kỹ thuật

Công nghệ móng cọc đất gia cố xi măng (Soil Cement Pile - SCP) đã được phát triển và ứng dụng khá rộng rãi tại các nước Bắc Âu, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc .v.v. Các lĩnh vực thường sử dụng như: xử lý nền đất yếu, cải tạo đất, xử lý nền đất yếu đầu cầu, các công trình nền đường đắp, nền đường cho đường sắt.v.v. và đã cho những hiệu quả rõ rệt như giảm giá thành xây dựng, tăng tiến độ thi công và giảm ô nhiểm môi trường. Cường độ chịu nén dọc trục không hạn chế nở hông là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong nghiên cứu cọc SCP. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu về công nghệ cọc SCP của các tác giả và phần lớn tập trung vào việc gia cố các nền đất yếu như bùn, sét yếu bão hoà nước, đất chứa hữu cơ …và các công trình xây dựng ứng dụng công nghệ này thường chịu tải trọng nhẹ. 


Khu vực ven biển Miền Trung với đặc điểm địa chất khá đặc trưng là có lớp cát hạt vừa đến hạt mịn phân bố ở độ sâu từ 5m đến trên 15m. Hiệu quả sử dụng cọc SCP là rất tốt, cường độ của mẫu vữa được gia cố đạt cao hơn nhiều lần so với đất tự nhiên, có thể nâng cao ứng dụng làm cọc chịu lực trong xây dựng nền móng nhà có tải trọng lớn, nền đường đắp cao hoặc hố đào sâu cho các công trình nhà có tầng hầm, bãi đổ xe ngầm... Theo Tiêu chuẩn cọc vữa Việt Nam TCXDVN 358:2006 có trình bày một số kết quả nghiên cứu trong đất sét yếu tại một số địa phương Miền Bắc và Miền Nam. Do vậy đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu thực nghiệm về đặc trưng chịu nén của vật liệu cọc vữa trong đất cát Miền Trung với yếu tố ảnh hưởng quan trọng là hàm lượng chất gia cố đến cường độ chịu nén của vật liệu cọc vữa SCP để phục vụ cho việc xác định và lựa chọn cường độ vật liệu cọc SCP khi thiết kế nền móng công trình.





Đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào công tác thí nghiệm nén không hạn chế nở hông mẫu đất gia cố xi măng trong phòng thí nghiệm để khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi hàm lượng chất gia cố là xi măng, có xét đến điều kiện dưỡng hộ đến cường độ chịu nén (Unconfied Compressive Strength - UCS) của mẫu được gia cố, có so sánh với công trình ứng dụng thực tế. Thông qua kết quả thí nghiệm nén đo ứng suất biến dạng, các mối tương quan về biến dạng phá hủy ở các thời gian khác nhau và trị số mô đun đàn hồi của vật liệu cọc cũng được thiết lập. Đề tài thực hiện cho 03 loại đất đặc trưng của Miền Trung Việt Nam là đất cát hạt vừa, cát hạt mịn và cát mịn pha sét. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc nghiên cứu sâu về sức chịu tải theo cường độ vật liệu của cọc SCP trong ứng dụng thực tiễn công nghệ cọc SCP cho các công trình xây dựng tại Đà Nẵng và Miền Trung.



STT


Tên công trình


Chức năng chịu lực


Tường


 vây


Đường kính 


cọc (mm)


Chiều dài


(m)


Năm xây dựng


01


Vĩnh Trung Plaza nhà A1 -14 và A2-18 tầng


x


x


D800


18


2003


02


Nhà B2 Vĩnh Trung Plaza 09 tầng


x


x


D800


14


2008


03


Cao ốc khu biệt thự Đảo Xanh


 


x


D1000


14


208


04


Khách sạn Nhật Linh đường Nguyễn Chí Thanh 07 tầng


x


x


D600


12,5


2010


05


Chung cư Đại Địa Bảo 09 tầng


x


 


D800


14


2010


06


Khách sạn HAN River side


x


 


D800


19,3


2010


07


Khách Sạn Seven 16 tầng   


x


x


D800


9


2011


08


Nhà trưng bày ô tô KIA Trường Hải


x


x


D800, D1000


13


2011


09


Khách sạn SunVila


x


 


D800


14


2011


10


Vũ Trường Phương Đông


x


 


D800


10


2011


11


Khách sạn Sanouva


x


 


D800


16


2011


12


Bệnh viện Đa khoa Khu vực QuảngNam


x


 


D800


14


2012


13


Showroom Toyota Đà Nẵng


x


 


D800


10


2012


14


Đường đầu cầu mới Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý


x


 


D800


8-15


2012


15


Nhà ở xã hội tại KDC An Trung 


x


 


D800


12


2012


16


Khu vui chơi giải trí Tuyên Sơn


x


 


D800


13


2012


© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn