Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,356,070

 Phát triển kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học bộ môn vật lí cho viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở.
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Phùng Việt Hải, Nguyễn Nhật Quang, Lê Thị Minh Phương
Nơi đăng: Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, ISSN 0868-3719; Số: Vol. 61, No. 8B,;Từ->đến trang: 187-195;Năm: 2016
Lĩnh vực: Giáo dục; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Viên chức làm công tác thiết bị dạy học (TBDH) có vai trò rất quan trọng trong quản lý, sử dụng các TBDH một cách khoa học, hiệu quả ở trường phổ thông. Tuy nhiên, tỉ lệ khá cao viên chức làm công tác này ở trường THCS tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng là giáo viên kiêm nhiệm, không được đào tạo chính quy về chuyên ngành công tác thiết bị dạy học, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học ở trường phổ thông. Bài báo đề xuất mô hình bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng TBDH môn Vật lý cho các viên chức kiêm nhiệm làm công tác TBDH ở trường THCS. Kết quả thực nghiệm bồi dưỡng cho 149 viên chức làm công tác nàytại hai tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cho thấy: Học viên đều hình thành được các kỹ năng cơ bản trong sử dụng các TBDH môn Vật lý (thông qua hoàn thành tốt các yêu cầu đặt ra trong mỗi hoạt động bồi dưỡng). Thông qua ý kiến phản hồi, có tới 98 % người học đánh giá mô hình bồi dưỡng là hợp lý, hiệu quả và đạt được mục tiêu khóa học. Mô hình bồi dưỡng có thể mở rộng áp dụng trong các khóa bồi dưỡng về TBDH các môn học khác, các khóa chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình phổ thông mới trong thời gian tới.Từ khóa: Bồi dưỡng, kỹ năng, thiết bị dạy học, thí nghiệm môn vật lý, trung học cơ sở.
ABSTRACT
Teaching equipment officials have a very important role in the management and using of teaching equipment in high schools. In Da Nang and Quang Nam, the majority of employees, who are working in teaching equipment in secondary schools are part-time teachers, they are not formally trained on the work of teaching equipment. This caused a big influence to effective management, using, preservation and maintenance teaching equipment. This article presents a fostering model the skills to using physical teaching equipment for working part-time officials in secondary schools. Experimental results for 149 employees in two provinces of Quang Nam and Danang showed: Learners had the basic skills in the use of Physical teaching equipment. Through feedback, 98 percent of learners assessed that the fostering model was reasonable, effective and achieved the objectives course. This model can be applied to train the skills using teaching equipment of other subjects, to the fostering of teaching topics for secondary teachers to meet the general education program. Keywords: foster, skills, teaching equipment, experimental physics, secondary schools.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn