Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,444,687

 [9] Diện mạo và quá trình vận động của truyện kinh dị trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Võ Thị Bảy
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Đại học Huế; Số: Tập 132, số 6A;Từ->đến trang: 5-17;Năm: 2023
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Nghiên cứu này tập trung tái hiện diện mạo và quá trình sinh thành, phát triển của truyện kinh dị Việt Nam. Truyện kinh dị có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Phương pháp so sánh, khảo văn bản được sử dụng để tìm hiểu một kiểu loại văn học được hình thành theo nguyên tắc tiếp biến và dung hợp; kế thừa, phát huy các giá trị văn học truyền thống của dân tộc, đồng thời thu nhận và cải biến các thành tựu của văn học thế giới. Dưới hình thức những câu chuyện kỳ quái, dị thường, truyện kinh dị là một cách suy ngẫm, tư duy về những chiều kích khác lạ, những phương diện bí ẩn của đời sống con người. Đồng thời, nó cũng thể hiện một cách sâu sắc tâm thức văn hoá cộng đồng, không khí lịch sử, xã hội. Sự xuất hiện của truyện kinh dị vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức, thoả mãn thị hiếu thẩm mỹ của độc giả vừa góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc. Kết quả của nghiên cứu khẳng định vị thế của truyện kinh dị trong văn học Việt Nam hiện đại.
ABSTRACT
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn