Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 111,200,443

 Nâng cao năng lực số cho sinh viên giáo dục tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Võ Thị Bảy, Hoàng Nam Hải
Nơi đăng: Hội thảo Quốc tế "Giáo dục tiểu học trong xu thế hội nhập" NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số ISBN: 987-604-43-1298-9; Số: Hội thảo Quốc tế "Giáo dục tiểu học trong xu thế hội nhập";Từ->đến trang: 14-27;Năm: 2024
Lĩnh vực: Giáo dục; Loại: Báo cáo; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới đào tạo giáo viên tiểu học nói riêng đáp ứng Cách mạng công nghiệp 4.0 và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang được toàn xã hội hưởng ứng và quan tâm. Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Năm 2023 được xác định là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 chuyển đổi số quốc gia và xem đây là xu thế tất yếu, là yêu cầu bắt buộc đối với mọi lĩnh vực, bởi vai trò quan trọng của nó trong thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh quan điểm coi cải cách hành chính và chuyển đổi số là giải pháp mang tính đột phá trong công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Như vậy, yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực nói chung, lực lượng giáo viên tiểu học nói riêng cần phải có năng lực số để thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số thành công. Vì vậy, nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của năng lực số (NLS) trong đào tạo sinh viên tiểu học cũng như đề xuất một số biện pháp sư phạm để nâng cao NLS cho giáo viên tương lai đáp ứng công cuộc chuyển đổi số và chất lượng giáo dục khi vận hành Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
ABSTRACT
Educational reform in general and primary school teachers training reform in particular in order to meet the requirements of 4.0 Industrial Revolution and 2018 General Education Program are receiving support and attention from the entire society. Decision No. 505/QD-TTg dated April 22nd 2022, signed by Vietnamese Prime Minister ruled that the annual October 10th would be National Digital Transformation Day. The year 2023 is determined to be a pivotal year for implementing the 5-year plan for the period of 2021 - 2025 for national digital transformation and is considered an inevitable trend and a mandatory requirement for all fields because of its importance in promoting economic development and international integration. In that context, the Vietnamese Ministry of Education and Training has emphasized that administrative reform and digital transformation are breakthrough solutions in management and improving the quality of education and training. Therefore, this research focuses on clarifying the theoretical and practical basis of digital competence (DC) in training primary education students as well as proposing some pedagogical measures to improve digital competence for future teachers to meet the demands of digital transformation and improving education quality when implementing the 2018 General Education Program.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn