Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 112,298,152

 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BỐ MƯA TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ SẠT LỞ ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ FREQUENCY RATIO
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đoàn Viết Long, Võ Nguyễn Đức Phước, Nguyễn Chí Công, Nguyễn Tiến Cường
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường; Số: 70(9/2020);Từ->đến trang: 40-47;Năm: 2020
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Sạt lở đất là loại hình thiên tai khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, nơi mà ảnh hưởng của lượng mưa và phân bố mưa đến sạt lở đất là rất lớn. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của phân bố mưa đến nguy cơ sạt lở đất bằng mô hình thống kê Frequency Ratio cho 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, phân bố mưa được xem xét là phân bố mưa bình quân nhiều năm và phân bố mưa thời đoạn theo tần suất trung bình. Các yếu tố ảnh hưởng khác được xét đến bao gồm: cao độ, độ dốc, địa mạo, loại đất, sử dụng đất. Mô hình này được xây dựng và kiểm định dựa trên 445 điểm sạt lở đã xảy ra. Chỉ số AUC và LD được sử dụng để đánh giá hiệu quả mô hình. Kết quả cho thấy trường hợp sử dụng phân bố mưa thời đoạn 3 ngày ứng với tần suất 50% cho chỉ số AUC và LD tốt hơn trường hợp dùng phân bố mưa bình quân nhiều năm.
ABSTRACT
Landslide is one of the most common disasters in the world, especially in tropical monsoon climate regions like Vietnam. In this area, the effects of rainfall and its distribution to landslide are significant to occurrence of landslides. This paper is more likely to focus on evaluating the influences of rainfall and its distribution on landslide susceptibility by using the Frequency Ratio(FR) statistical model for a case study of six mountainous districts in Quang Ngai province. The rainfall distributions which include annual rainfall and antecedent rainfall were applied to achieve the research. The other landslide causative factors such as elevation, slope, aspect, soil types, and land use are also taken into consideration in creating landslide susceptibility maps. This FR model was trained and validated based on 445 landslide sites using Arc GIS software. The AUC (Area Under the Curve) and LD (Landslide Density) indexes were used for evaluating the performance of the FR model. Obtained results show that developed landslide susceptibility map based on 3 days antecedent rainfall data (P= 50%) get better AUC and LD indexes than using annual rainfall cases.
[ 2021\2021m06d012_10_59_32Bai_bao_6.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn