Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 112,298,152

 Nghiên cứu chế tạo và tính chất phát quang của ion Er3+ trong thủy tinh B2O3-Bi2O3-Al2O3-ZnO
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trịnh Ngọc Đạt, Đinh Thanh Lê Văn Thanh Sơn, Lê Vũ Trường Sơn Khẩn, Phan Liễn, Nguyễn Tấn Hưng, Huỳnh Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Thành, Đặng Ngọc Toàn
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học công nghệ - Đại học Đà Nẵng; Số: 20;Từ->đến trang: 7-11;Năm: 2022
Lĩnh vực: Kỹ thuật; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Vật liệu thủy tinh B2O3-Bi2O3-Al2O3-ZnO (ZABB) pha tạp ion Er3+ với các nồng độ từ 0,1% đến 1,5% được chế tạo bằng phương pháp nóng chảy. Các phép đo nhiễu xạ tia X (XRD) và phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS) đã khẳng định cấu trúc vô định hình và thành phần nguyên tố của vật liệu. Tính chất phát quang cũng được phân tích dựa trên phổ kích thích và phát quang của mẫu. Bước sóng phù hợp nhất để kích thích phát quang cho các mẫu là 378 nm. Phổ phát quang của ion Er3+ trong thủy tinh ZABB trong vùng khả kiến gồm 4 đỉnh tại 410 nm, 525 nm, 545 nm và 660 nm tương ứng với các chuyển dời 2H9/2 → 4I15/2, 2H11/2 → 4I15/2, 4S3/2 → 4I15/2 và 4F9/2 → 4I15/2. Tọa độ màu của mẫu cũng đã được nghiên cứu và cho thấy, mẫu phát xạ màu xanh lá. Phát xạ mạnh tại vùng khả kiến của vật liệu thủy tinh ZABB pha tạp ion Er3+ cho thấy, nó có tiềm năng ứng dụng cao trong sản xuất LED màu xanh lá cây.
ABSTRACT
B2O3-Bi2O3-Al2O3-ZnO (ZABB) glasses doped with 0.1% to 1.5% mol of Er3+ were prepared by melt quenching method. Measurements of X-ray diffraction (XRD) and energy dispersive X-ray spectroscopy (EDS) confirmed non-crystalline structure and the composition of samples. Optical properties were analyzed by photoluminescence (PL) excitation and emission spectra. The PL excitation spectra indicated that the most suitable wavelength to excite the luminescence of the samples is 378 nm. The PL emission spectra exhibited 4 peaks at 410 nm, 525 nm, 545 nm, and 660 nm corresponding to electronic transitions of 2H9/2 → 4I15/2, 2H11/2 → 4I15/2, 4S3/2 → 4I15/2, and 4F9/2 → 4I15/2, respectively. The commission Internationalede L’Eclairage chromaticity coordinates were estimated and the results showed that the emission of glass samples was green. Strong emission in the visible region of ZABB glass doped Er3+ ion indicated that it can be used in green LED fabricating
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn