Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 112,298,152

 Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic ứng dụng ủ chua bã đậu nành làm thức ăn chăn nuôi
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Phạm Thị Kim Thảo*; TS. Lê Lý Thùy Trâm
Nơi đăng: Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN; Số: 1(122).2018;Từ->đến trang: 81;Năm: 2018
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích phân lập các chủng Lactobacillus sp. có thể lên men bã đậu nành ở nhiệt độ bình thường nhằm tạo nguồn thức ăn chăn nuôi giàu probiotic. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tuyển chọn được 3 chủng Lactobacillus lên men đồng hình từ các nguồn mẫu khác nhau tại chợ Hòa khánh-Đà Nẵng, có khả năng sinh axit lactic cao gồm chủng L4 2,06±0,96 (mg/ml), L3 2,10±0,52 (mg/ml) và D1 2,03±0,34 (mg/ml), sinh trưởng tốt ở nhiệt độ ở nhiệt độ 35-40°C, có thể phát triển trên cả môi trường axit (pH=3,5), môi trường kiềm (pH = 9,5), phát triển tốt nhất ở pH 6÷6,5 và môi trường có nồng độ muối cao 5%, có khả năng ức chế mạnh các chủng vi khuẩn gram âm Escherichia coli và Salmonella typhi (ĐKVVK ≥ 21mm). Bước đầu thử nghiệm ủ chua bã đậu nành (pH=5,46÷5,57) sau 3 ngày pH giảm còn pH = 3,23÷3,65, hàm lượng axit lactic trên nguồn bã đậu nành lần lượt với chủng D1 0,756 mg/ml, chủng L3 0,821mg/ml.
ABSTRACT
This study aims to isolate Lactobacillus sp. strains that are able to ferment soybean residue at normal temperature to produce probiotic-rich animal feed. Three Lactobacillus sp. strains are isolated from different samples at Hoa Khanh market in Đa Nang city. All isolated strains produce a large amount of Lactic Acid: 2,06 ± 0,96 mg / ml (L4 strain), 2,10 ± 0,52 mg / ml (L3 strain) and 2,03 ± 0,34 mg /ml (D1 strain), growing well at 35-40°C, at the high salt concentration of 5%, in the wide range of pH from 3,5 – 9,5 and strongly inhibiting the growth of Escherichia coli and Salmonella typhi. They can grow on soybean residue material and reduce pH to 3,23 ÷ 3,65 after 3 days with the acid lactic produced from D1 and L3 strains of 0,756mg/ml and 0,821mg/ml, respectively.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn