Home
Giới thiệu
Tài khoản
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đổi mật khẩu
Đăng ký tạo tài khoản
Liệt kê
Công trình khoa học
Bài báo trong nước
Bài báo quốc tế
Sách và giáo trình
Thống kê
Công trình khoa học
Bài báo khoa học
Sách và giáo trình
Giáo sư
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Lĩnh vực nghiên cứu
Tìm kiếm
Cá nhân
Nội dung
Góp ý
Hiệu chỉnh lý lịch
Thông tin chung
English
Đề tài NC khoa học
Bài báo, báo cáo khoa học
Hướng dẫn Sau đại học
Sách và giáo trình
Các học phần và môn giảng dạy
Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
Khen thưởng
Thông tin khác
Tài liệu tham khảo
Hiệu chỉnh
Số người truy cập: 112,298,152
Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam
Tác giả hoặc Nhóm tác giả:
Võ Văn Quang, Lê Thị Thu Thảo,
Nguyễn Thị Tường Vi
, Trần Thị Hồng Hoa , Nguyễn Phi Uy Vũ, Trần Công Thịnh
Nơi đăng:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển;
S
ố:
Tập 16; số 4;
Từ->đến trang
: 405-417;
Năm:
2016
Lĩnh vực:
Nông lâm ngư;
Loại:
Bài báo khoa học;
Thể loại:
Trong nước
TÓM TẮT
Thành phần loài thuộc họ cá mú (Serranidae) ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam khá đa dạng, có 6 giống với 30 loài (vùng biển ven bờ Đà Nẵng có 21 loài và Quảng Nam có 25 loài), chiếm 60% thành phần loài thuộc họ cá mú ở vùng rạn san hô Việt Nam (50 loài) và bằng 42% số loài ở vùng biển Việt Nam (72 loài), bằng 24% số lượng loài thuộc họ cá mú ở Biển Đông (126 loài). Trong đó, giống cá song Epinephelus có số lượng loài nhiều nhất, với 17loài. Số loài cá mú ở vùng biển ven bờ của Đà Nẵng và Quảng Nam đa dạng hơn các khu vực phía bắc như Quảng Ninh, ven bờ Bắc Trung Bộ; đồng thời cũng có số lượng loài nhiều hơn ở vùng rạn san hô quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên thấp hơn vùng biển ven bờ Khánh Hòa (36 loài). Thành phần loài cá mú ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam có mức tương đồng cao với các khu vực ở phía bắc như Quảng Ninh, vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ và Hồng Kông; có mức tương đồng thấp hơn so với vùng rạn san hô ven bờ Nam Trung Bộ, rạn san hô quần đảo Trường Sa, rạn san hô Việt Nam và vùng biển Việt Nam; thấp nhất là với Đài Loan. Các loài thường xuyên bắt gặp là cá mú kẻ mờ (Cephalopholis boenak) chiếm 43%, loài cá song gio (Epinephelus awoara): 18% và loài cá mú (E. stictus): 16% . Chiều dài khai thác các loài cá mú nhìn chung đều tập trung ở nhóm loài có kích thước nhỏ, một số loài có kích thước lớn cũng bị đánh bắt khi chưa đạt tới kích thước chưa thành thục sinh dục như như cá song gio (Epinephelus awoara), cá mú nửa đuôi đen (Epinephelus bleekeri), cá mú mè (Epinephelus coioides), cá mú điểm gai (Epinephelus malabaricus), cá mú nâu (Epinephelus bruneus).
ABSTRACT
The serranid species composition of the family Serranidae recorded in coastal areas of Da Nang and Quang Nam was diverse with 30 species of six genera (21 species recorded in Da Nang and 25 species found in Quang Nam), which occupies 60% of the grouper species known from the coral reef of Vietnam (50 species), 42% of the recognized species from Vietnam's sea waters (72 species) and 24% of recognized grouper species from the East Vietnam Sea (126 species). Additionally, the genus Epinephelus is the most diverse with 17 species. The groupers recorded from Da Nang and Quang Nam waters are more diverse compared with those from northern waters, such as Quang Ninh and coastal zone of North Central area. The serranid species (groupers) recorded in coastal areas of Da Nang and Quang Nam have a high similarity with those in regions in the north, such as Quang Ninh, coastal waters of the North Central coastal zone, Hong Kong. However, they have lower levels of homology with those in regions in the south, including the reef of South Central coastal zone, coral reef in Truong Sa archipelago, coral reefs of Vietnam and they have the lowest level of homology with those in Taiwan. The serranid species commonly caughtin Da Nang and Quang Nam are Chocolate Hind (Cephalopholis boenak) 43%, Yellow grouper (E.awoara) 18% and Black-dotted grouper (E. stictus) 16% . The length of groupers caught isgenerally targeted in small species and juveniles (unmatured size) of large species as Yellow grouper (Epinephelus awoara), Duskytail grouper (E. bleekeri), Orange-spotted grouper (E.coioides), Malabar grouper (E. malabaricus) and Longtooth grouper (E. bruneus).
© Đại học Đà Nẵng
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn