Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 112,298,152

 Bộ quan sát trạng thái bền vững H∞ cho hệ thống phi tuyến lipschitz với thông số thay đổi: Phương pháp chia lưới
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Hoàng Dũng, Phạm Thanh Phong*, Phan Thị Thanh Vân, Phạm Duy Dưởng, Dương Quang Thiện

Nơi đăng: Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Đà Nẵng; Số: ISSN 1859-1531, VOL. 20, NO. 11.2;Từ->đến trang: 26-32;Năm: 2022
Lĩnh vực: Kỹ thuật; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài báo trình bày thiết kế bộ quan sát trạng thái bền vững H∞ cho hệ thống phi tuyến Lipschitz với thông số thay đổi bằng phương pháp chia lưới. Trong đó, ảnh hưởng của nhiễu lên sai số ước lượng được giảm thiểu bằng cách sử dụng chuẩn hệ thống H∞, trong khi đó thành phần phi tuyến được bao lại bởi hệ một điều kiện Lipschitz. Dựa vào phân tích ổn định của hệ thống bằng hàm Lyapunov phụ thuộc, bài toán thiết kế bộ quan sát được đưa về dạng bài toán giải bất phương trình ma trận tuyến tính LMI phụ thuộc bằng phương pháp chia lưới. Sau đó, bộ quan sát được áp dụng vào ước lượng trạng thái của hệ thống treo bán tích cực để đánh giá hiệu quả của phương pháp đề xuất. Các kết quả mô phỏng thể hiện được hiệu quả của phương pháp đề xuất.
ABSTRACT
This paper presents the design of a robust observer H∞ for a Lipschitz nonlinear parameter varying system using a grid-based approach. The effect of unknown input disturbance on the estimation error states is minimized using the criterion H∞ , while the nonlinearity is bounded via a Lipschitz condition. Based on the analysis of the stability of the estimation error system using the parameter-dependent Lyapunov function, the observer design problem is reduced to solve the LMIs optimization by using a grid-based approach. Then the observer is applied to estimate the states of the semi-active damper to assess the performance of the proposed approach. The simulation results demonstrate the effectiveness of the proposed method.
[ 2023\2023m05d022_10_4_28069-Van_ban_cua_bai_bao-12691-1-10-20221214.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn