Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 112,298,152

 Xây dựng một số thí nghiệm trong dạy học phần “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Trần Quỳnh, Nguyễn Thị Phương Thảo, Phùng Việt Hải, Phùng Thị Tố Loan
Nơi đăng: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia Cán bộ trẻ các Trường đại học Sư phạm lần thứ X, năm 2023; Số: 09 – 2023;Từ->đến trang: 408 - 423;Năm: 2023
Lĩnh vực: Giáo dục; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, xây dựng một số thí nghiệm phần Sóng - chương trình vật lí 11 gồm: thí nghiệm (TN) khảo sát độ dịch chuyển - khoảng cách của sóng trên lò xo; TN khảo sát sóng dọc và sóng ngang; TN đo tần số của sóng âm; TN khảo sát sóng dừng; TN đo tốc độ truyền âm. Các thí nghiệm trên được xây dựng theo ba hướng là TN dựa trên các thiết bị TN có sẵn, TN tự tạo và TN kết nối giữa thiết bị hiện hành với phần mềm. Các kết quả thu được có thể cho phép quan sát rõ được hiện tượng sóng dọc, sóng ngang; thay thế dao động kí bằng phần mềm để đo tần số âm, tiết kiệm chi phí mua thiết bị mà vẫn đảm bảo khả năng đo chính xác; khảo sát được sóng dừng trên dây và sóng âm thông qua quan sát hình ảnh các hạt xốp; hai phương án TN đo tốc độ truyền âm trong không khí thông qua khai thác bộ thí nghiệm hiện hành kết hợp với phần mềm trên điện thoại thông minh dựa trên nguyên lí sóng dừng và phản xạ âm. Từ đó chỉ ra ý tưởng sử dụng thí nghiệm trong dạy học nội dung “Sóng” để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí (thuộc năng lực vật lí) của học sinh. Với ưu điểm là phần mềm miễn phí, dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian và phù hợp với mọi đối tượng, vùng miền nên giáo viên có thể sử dụng dưới dạng thí nghiệm của học sinh để tạo điều kiện phát triển tối đa năng lực (NL) vật lí của học sinh trong dạy học phần “Sóng” - Vật lí 11 (thuộc chương trình môn Vật lí 2018). Từ khóa: năng lực Vật lí; sóng, xây dựng; thí nghiệm; vật lí 11.
ABSTRACT
The article presents the research results, building some experiments in part “Waves” - physics 11 including: experiment to investigate the displacement - distance of the wave on the spring; Experiment to survey longitudinal and transverse waves; Experiment to measures the frequency of sound waves; standing wave survey; Experiment to measure the speed of sound. The above experiments are built in three directions: experiments based on available experimental equipment, self-created experiments and connection experiments between current equipment and software. The obtained results can clearly observe the phenomenon of longitudinal and transverse waves; replace the oscilloscope with software to measure the audio frequency, saving the cost of buying bulky materials while ensuring accurate measurement; surveying standing waves through two sets of tools; experiment to measure the speed of sound in the air by exploiting the current experiment combined with smartphone software based on the principles of standing waves and sound reflection. From there, showing the idea of using experiments in teaching part “Waves” to develop students’ competence of learning about nature from the perspective of Physics (belong to physics competence). With the advantage that the software is free, easy to use, does not take much time and suitable for all subjects, regions, so teachers can use it as an students’ experiment to survey to develop students’ physics competence in teaching part “Waves” - Physics 11 (GET 2018).
[ 72 - trần quỳnh.pdf ]
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn