Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,010,759

 Đánh giá rủi ro kim loại nặng trong gạo ở một số vùng sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam và Đà Nẵng
Chủ nhiệm:  Đoạn Chí Cường; Thành viên:  Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Khánh
Số: Đ2014-03-60 ; Năm hoàn thành: 2014; Đề tài cấp ĐHĐN; Lĩnh vực: Môi trường
Hàm lượng các KLN Mn, Zn, Pb, Cd và Cr trong đất và gạo:

Hàm lượng tất cả các KLN Mn, Zn, Pb, Cd và Cr trong đất nông nghiệp tại 2 vùng nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN 03:2008 về hàm lượng KLN trong đất nông nghiệp của Bộ Tài nguyên Môi trường và Tiêu chuẩn tối đa cho phép của KLN trong đất nông nghiệp của Trung Quốc.

Hàm lượng Cd, Cr và Zn trong gạo tại hai xã Hòa Châu và Điện Phương vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 8-2:2011 của Bộ Y tế (0,4 mg/kg); GB 2762-2012 của Trung Quốc (1,0 mg/kg). Tuy nhiên, hàm lượng trung bình của Mn và Pb vượt quá nhiều lần so với TCCP của WHO (1994) và QCVN 8-2:2011 của Bộ Y tế.

Về mức độ hấp thụ KLN của cây lúa:

Giá trị hệ số TCs của các KLN lần lượt là TCs (Mn): 1,171 – 1,956; TCs (Zn): 0,536 – 0,695; TCs (Pb): 0,487 – 0,704; TCs (Cd): 2,554 – 330,238 và TCs (Cr): 0,369 – 0,757. Trong đó, giá trị TCs của Pb và Cr ở cả hai vùng nghiên cứu xã Hòa Châu và xã Điện Phương đều cao hơn so với khoảng được khuyến cáo.

Giá trị hệ số BAF của gạo trồng tại xã Hòa Châu theo thứ tự Cd (104,398) > Zn (0,453) > Pb (0,39) > Cr (0,3) > Mn (0,222) và tại xã Điện Phương theo thứ tự Cd (1,129) > Pb (0,575) > Zn (0,551) > Cr (0,344) > Mn (0,256) cho thấy rằng khả năng tích lũy các KLN trong gạo ở những môi trường đất khác nhau là không giống nhau.

Về sự tương quan giữa hàm lượng các KLN trong gạo so với một số đặc điểm của môi trường đất:

Hàm lượng Pb trong gạo có tương quan chặt, thuận (r = 0,736) với hàm lượng Pb tổng số trong môi trường đất; tương quan vừa, nghịch với EC đất (r = -0,421) và hàm lượng chất hữu cơ trong đất (r = -0,309); hàm lượng Zn có tương quan vừa, nghịch với pH đất (r = -0,476); hàm lượng Cr có tương quan vừa, thuận (r = 0,399) với hàm lượng Cr tổng số trong môi trường đất; hàm lượng Mn có tương quan vừa, nghịch với EC đất (r = -0,336) và hàm lượng chất hữu cơ trong đất (r = -0,397).

Về rủi ro của KLN đối với sức khỏe con người khi tiêu thụ gạo được trồng tại hai xã Hòa Châu và Điện Phương:

Chỉ số THQ của các KLN giảm dần theo thứ tự Pb > Cd > Cr > Zn trên cả hai đối tượng người trưởng thành và trẻ em. Trong đó, Pb là yếu tố có ảnh hưởng bất lợi và có tiềm năng gây rủi ro sức khỏe nhất cho người dân khi sử dụng gạo trồng tại hai xã Hòa Châu và Điện Phương.

Chỉ số HI thông qua việc tiêu thụ gạo của người trưởng thành và trẻ em ở xã Hòa Châu lần lượt là 5,55 và 4,84 và ở xã Điện Phương lần lượt là 13,76 và 11,99. Kết quả này cho thấy rằng, cả người trưởng thành và trẻ em ở hai xã Hòa Châu và Điện Phương có thể gặp phải rủi ro sức khỏe khi tiêu thụ gạo trong bữa ăn hằng ngày trồng tại khu vực này.


© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn