Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,147,352

 Xây dựng bản đồ dự báo nguy cơ trượt lở đất sử dụng dữ liệu vệ tinh và mô hình hồi quy Logistic _ Áp dụng cho khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: Đoàn Viết Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Chí Công, Nguyễn Tiến Cường, Nguyễn Hồng Sỹ
Nơi đăng: Hội nghị khoa học Cơ học thủy khí toàn quốc lần thứ 25; Số: 2022;Từ->đến trang: 423-434;Năm: 2022
Lĩnh vực: Khoa học công nghệ; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Trượt lở đất (TLĐ) là một trong những loại hình thiên tai nguy hiểm gây thiệt hại lớn về người và của khi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động của con người đến môi trường ngày càng rõ rệt. Hiện tượng này thường xảy ra ở vùng núi, địa hình phức tạp nên việc xây dựng bản đồ dự báo nguy cơ TLĐ tại những vùng này thường gặp khó khăn vì thiếu số liệu đo đạc. Bài báo này sử dụng dữ liệu viễn thám trong quan trắc các nguyên nhân gây TLĐ và khôi phục lại bản đồ hiện trạng TLĐ phục vụ xây dựng mô hình dự báo bằng phương pháp hồi quy Logistic. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy khả năng của việc áp dụng dữ liệu viễn thám trong khôi phục lại bản đồ hiện trạng TLĐ cũng như ước lượng các yếu tố gây ra TLĐ bổ sung số liệu để xây dựng mô hình dự báo. Kết quả diện tích dưới đường cong ROC bằng 0,76 cho thấy khả năng dự báo của mô hình là khá tốt.
ABSTRACT
Landslide is one of natural disasters that cause many losses of life and property when the effects of climate change and human activities on the environment become more significantly. This phenomenon often occur in mountainous areas, with complicated terrain, so it is difficult to develop landslide susceptibility mapping in these areas because of the lack of measurement data. This paper used remote sensing data to estimate the impact factors of landslides and reanalysed the landslide inventory map for model development by Logistic Regression method. The study results showed the possibility of applying remote sensing data in reanalysing landslide inventory map as well as estimating the impact factors that cause the landslide to build a predictive model. The area under the ROC was 0.76, showing that the predictive ability of the model is quite good.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn