Thông tin chung

  English

  Đề tài NC khoa học
  Bài báo, báo cáo khoa học
  Hướng dẫn Sau đại học
  Sách và giáo trình
  Các học phần và môn giảng dạy
  Giải thưởng khoa học, Phát minh, sáng chế
  Khen thưởng
  Thông tin khác

  Tài liệu tham khảo

  Hiệu chỉnh

 
Số người truy cập: 107,070,403

 NGHIÊN CỨU TẬN DỤNG THỦY TINH PHẾ THẢI ĐỂ SẢN XUẤT BÊ TÔNG MÁC 350
Tác giả hoặc Nhóm tác giả: TS. Hồ Viết Thắng*
Nơi đăng: Tạp chí Tạp chí Khoa học và Công nghệ; Số: Vol. 18, No. 11.1, 2020;Từ->đến trang: 21;Năm: 2020
Lĩnh vực: Xã hội nhân văn; Loại: Bài báo khoa học; Thể loại: Trong nước
TÓM TẮT
Với quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh thì nhu cầu về xây dựng không thể tách rời, trong đó xi măng bê tông được xem là vật liệu cần thiết. Tuy nhiên, Việc sản xuất xi măng luôn gắn liền với vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải và do khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, rác thải thủy tinh cũng gây ra vấn đề báo động về môi trường vì chất thải này không phân hủy được. Do thành phần hóa của thủy tinh chủ yếu là SiO2 vô định hình và nếu được nghiền mịn vật liệu này đóng vai trò hoạt tính pozzolanic, cải tiến đáng kể độ bền của sản phẩm khi đóng rắn. Do đó, nghiên cứu này hướng đến tận dụng thủy tinh phế thải thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng để đảm bảo được yêu cầu về tính công tác và cường độ của bê tông theo yêu cầu thì hàm lượng thủy tinh thay xi măng tối đa là 25%.
ABSTRACT
– Along with the rapidly increasing urbanization, the construction demand is inseparable, and concrete cement is a necessary material. However, the manufacturing of cement is always associated with the problem of environmental pollution due to toxic gas emissions and exploitation of natural resources. Besides, glass waste also causes environmental alarm because this waste is not biodegradable. Since the chemical composition of glass is mainly amorphous SiO2 and if it is grounded to fine particle size, this material plays a role of pozzolanic activity, greatly improving the durability of the concrete structure. Therefore, this study aims to reuse waste glass to replace a part of cement in manufacturing concrete and to contribute to reducing environmental pollution. The results of the study show that to ensure the standardly requires performance and strength of concrete with the maximum ratio of glass replacement to cement of 25%.
© Đại học Đà Nẵng
 
 
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84) 0236 3822 041 ; Email: dhdn@ac.udn.vn